Chỉ có 1/3 DNNVV tiếp cận được vốn

Chỉ có 1/3 DNNVV tiếp cận được vốn

Chỉ có khoảng 1/3 doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng, số còn lại khó tiếp cận hoặc không tiếp cận được. Không ít doanh nghiệp cho rằng, thủ tục các ngân hàng đặt ra quá sức với họ…

 

2/3 DNVVN khó tiếp cận vốn

Tại buổi toạ đàm “Giải pháp vốn cho doanh nghiệp” tổ chức sáng 10/5, TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định: Có nhiều nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp (DN) khó vay vốn của ngân hàng (NH) nhưng nguyên nhân căn bản là do các DNVVN chưa đáp ứng đủ điều kiện để các NH cho vay như: việc lập kế hoạch kinh doanh, tài sản đảm bảo, cân đối tài chính của DN…Những điều kiện trên thường thì chỉ có DN lớn, có uy tín, thương hiệu mới đáp ứng được.

Chỉ có 1/3 DNNVV tiếp cận được vốn (ảnh minh họa)
 
Theo điều tra gần đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ có 1/3 DNVVN có khả năng tiếp cận nguồn vốn NH, còn lại là khó tiếp cận và không tiếp cận được. Không ít DNVVN cho rằng, thủ tục các NH đặt ra là quá sức đối với họ. Ngay cả khi có chính sách ưu đãi của Chính phủ cũng chỉ có 5-10% số DNVVN được vay.

Thêm vào đó, lãi suất cho vay của các ngân hàng quá cao. Đa số các chuyên gia cho rằng, mức lãi suất trần huy động vốn của ngân hàng Nhà nước là 14% mỗi năm nhưng một số trường hợp đã phá rào nâng lên 15%-19% mỗi năm, kéo theo lãi suất cho vay lên 20-22%, có nơi lên tới 27%.

Việc gia tăng các loại phí của các NH cũng đang ảnh hưởng rất lớn đến các DN thực sự cần vay vốn để sản xuất kinh doanh. Không ít DN đã thu hẹp hoặc tạm dừng sản xuất vì không vay được vốn.

Cụ thể như trong quý một vừa qua, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, đặc biệt là giá nông sản tăng gấp 2-3 lần cùng kỳ. Cùng một số lượng hàng hóa như năm ngoái nhưng doanh nghiệp cần vốn gấp đôi để thu mua.

Ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu Aprocimex còn cho rằng, doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn kép. Trong khi các chi phí đầu vào đang tăng cao khiến doanh nghiệp sống dở chết sở thì ngân hàng giảm mức tăng trưởng tín dụng từ 45% xuống còn 16%.

Trước mắt cần giảm lãi suất

Rõ ràng, việc tìm nguồn vốn từ các NH đang ngày càng trở nên khó không chỉ về vấn đề thủ tục, mà còn là lãi suất cao. Trong khi đó, các kênh huy động khác như cổ phiếu, trái phiếu chưa phát huy đúng mực.

Theo các chuyên gia, thị trường chứng khoán mặc dù là kênh huy động vốn quan trọng nhưng cũng đang ngày một khó khăn hơn vì chính sách tài khóa tiền tệ thắt chặt của Chính phủ. Đó là chưa kể, việc phát hành cổ phiếu ồ ạt khiến cho thị trường này bị bội thực nguồn cung vì thế kênh huy động này đã không phát huy được hiệu quả trong thời gian gần đây.

Đối với kênh huy động vốn từ trái phiếu thì chỉ được nhận định là sẽ tiềm năng trong tương lai, ông Đỗ Ngọc Quỳnh - Tổng thư ký Hiệp hội thị trường Trái phiếu Việt Nam cho rằng: “Về mặt dài hạn, DN vẫn có nhiều thuận lợi để tiếp cận vốn trên thị trường trái phiếu. Do đó, cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, trái phiếu sẽ ngày càng trở thành kênh huy động vốn hiệu quả và quan trọng đối với các DN quy mô lớn trong những năm tới đây”.

Trong bối cảnh khó khăn, một mặt bản thân các DN Việt Nam sẽ phải tự ý thức về việc cần sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình như: tiết giảm chi phí, nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc; rút ngắn thời hạn thanh toán phân phối để đẩy nhanh vòng vốn, giảm lệ thuộc vào vay ngân hàng…

Nhưng mặt khác, trong khi các kênh huy động vốn khác trong ngắn hạn chưa thể phát huy được như đã phân tích ở trên thì Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp để tiếp cận được nguồn vốn khả thi.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Mùi, Hiệu trưởng trường đạo tạo nhân lực Vietinbank kiến nghị, Chính phủ cần phải xem xét bằng mọi cách giảm lãi suất đầu vào cho doanh nghiệp. Đặc biệt, Chính phủ cần có có có chế tài xử lý những ngân hàng lách luật.

"Trong khi lạm phát tháng 5 nguy cơ lên tới 2,2%, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần hỗ trợ vốn cho ngân hàng thương mại và xử phạt nghiêm với những trường hợp huy động vốn vượt trần", bà Mùi kiến nghị.

 

                                                                                 Theo DanTri

Các tin khác


Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục