CCB Phạm Văn Yên giới thiệu về quy trình sản xuất gạch bê tông.

CCB Phạm Văn Yên giới thiệu về quy trình sản xuất gạch bê tông.

(HBĐT) - Ông Phạm Văn Yên ở xóm Cây Báy, xã Lạc Hưng (Yên Thuỷ) nhập ngũ năm 1975, năm 1981, ông phục viên trở về quê hương. Thời gian này, ông đã từng làm nhiều nghề nhưng gia đình vẫn luôn khó khăn vất vả.

 

Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu, thăm quan học tập mô hình phát triển kinh tế ở một số nơi trong và ngoài tỉnh, thấy mô hình sản xuất gạch bêtông mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của địa phương, năm 2008, ông đã mạnh dạn xây dựng cơ sở sản xuất gạch bêtông. ông dốc toàn bộ vốn liếng của gia đình và vay thêm của bạn bè để đầu tư mua máy sản xuất gạch với mức đầu tư ban đầu gần 100 triệu đồng để xây dựng nhà xưởng. Những ngày đầu, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, kinh nghiệm, bên cạnh đó, mối quan hệ với các nơi tiêu thụ còn ít. Không nản chí, ông tiếp tục học hỏi kinh nghiệm và tìm các đầu mối tiêu thụ sản phẩm. Sau 3 năm hoạt động, gạch bêtông được nhiều người ở địa phương và một số tỉnh lân cận biết đến vì có chất lượng tốt, giá cả hợp lý nên sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ ngay đến đó. Trung bình mỗi ngày xưởng của ông sản xuất từ 2.000 - 2.500 viên gạch bêtông với giá bình quân 1.600 đồng/viên. Mỗi năm, trừ chi phí, gia đình ông thu gần 80 triệu đồng từ sản xuất gạch. Từ số tích luỹ được, ông đã mua thêm một chiếc ô tô tải để phục vụ vận chuyển gạch đến các công trình. Hiện, xưởng sản xuất gạch bêtông của ông Yên không chỉ tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình mà còn tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động với mức thu nhập bình quân gần 2 triệu đồng/người/tháng.

Ông Yên cho biết thêm: Tới đây, ông sẽ tiếp tục đầu tư thêm máy sản xuất gạch để từng bước mở rộng quy mô SX-KD, tạo việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt là tạo việc làm cho  lao động là con em các CCB ở địa phương.

 

                                                                                           Hoàng Huy

 

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục