Nhiều ngân hàng (NH) tuyên bố đóng cửa cho vay đối với tiêu dùng, mua nhà, sửa chữa nhà, mua ô tô... (gọi chung là phi sản xuất), nhưng không phải cánh cửa đã khép hoàn toàn. Các NH còn hạn mức vẫn cho vay nhưng điều kiện ngặt nghèo hơn.
Một số NH vẫn còn hạn mức cho vay phi sản xuất - ảnh: D.Đ.Minh |
Cửa hẹp
Kiệt - nhân viên NH TMCP Á Châu (ACB) mời chào chúng tôi: “NH em hiện đang cho vay tín chấp lên mức cao nhất 300 triệu đồng. Nếu chị đã vay ACB trước đây tốt thì NH sẽ xét duyệt vay gấp 10 lần thu nhập. Ngoài vay tín chấp, NH còn cho vay thế chấp để tiêu dùng”. ACB là một trong số những NH thuộc dạng hiếm hoi còn hạn mức cho vay tiêu dùng hiện nay.
Phó giám đốc một NH cổ phần có chi nhánh tại TP.HCM (xin được giấu tên) cho biết, NH chỉ cho cấp điều hành quản lý của những doanh nghiệp có quan hệ tốt với NH vay, hạn mức cao nhất là 300 triệu đồng ở mức lãi suất 22%/năm và NH vẫn triển khai cho vay mua nhà thông qua các chủ đầu tư dự án bất động sản.
Không những tiếp tục cho vay phi sản xuất, HSBC còn có chương trình cho vay ưu đãi lớn từ nay đến 13.9.2011 áp dụng lãi suất vay 6%/năm (0,5%/tháng) cho tháng đầu tiên, qua tháng kế tiếp lãi suất vay sẽ được áp dụng 23%/năm đối với khoản vay trên 100 triệu đồng, 24%/năm đối với khoản vay từ 50 - 100 triệu đồng và 25%/năm đối với khoản vay dưới 50 triệu đồng. Đối với cho vay tiêu dùng, NH còn tặng 1 năm bảo hiểm. Thời gian vay mua ô tô cũng từ 1 - 4 năm, riêng đối với vay mua nhà có thời gian lên 25 năm.
Điều kiện khó khăn
Ông Bùi Tấn Tài - Phó tổng giám đốc ACB cho biết tỷ trọng cho vay phi sản xuất của ACB hiện nay ở mức 16% nên NH vẫn còn có thể triển khai cho cá nhân vay phi sản xuất. Nhưng triển khai cho vay không hề dễ. Với mức lãi suất cao như hiện nay, khách hàng cũng phải cân nhắc rất kỹ mới dám vay.
Đối với những NH còn hạn mức cũng "siết" lại thông qua điều kiện vay chặt chẽ hơn. Chẳng hạn, trước đây mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng có thể mua thêm nhà để cho con cái sau này nhưng hiện nay NH sẽ không xem xét cho vay với mục đích này. NH chỉ xét cho vay khi khách hàng mua nhà để ở. Còn đối với nguồn thu nhập trả nợ, NH chỉ xét đến lương là chính. Quy định hạn mức cho vay chiếm 70% giá trị tài sản thế chấp cũng bị siết lại. Tùy từng hồ sơ nhưng xu hướng chung là giảm dưới 70%.
TS Lê Thẩm Dương - Trưởng khoa Quản trị doanh nghiệp trường Đại học Ngân hàng TP.HCM cho rằng với tỷ lệ cho vay phi sản xuất 22% trên dư nợ không phải là con số nhỏ. Có NH sẽ vượt qua tỷ lệ này nhưng cũng có NH chưa đạt đến. Do đó dòng vốn cho lĩnh vực phi sản xuất không hẳn là “tắc” hoàn toàn. Cách “nắn” dòng vốn tín dụng để thị trường bất động sản không bị bong bóng chỉ là giải pháp tình thế. Về lâu dài, cơ quan chức năng cần sử dụng công cụ là thuế để điều tiết thị trường bất động sản. Vì việc phân biệt cho vay mua nhà đất để ở hay đầu tư là rất khó, trong khi người mua nhà để ở cần sự hỗ trợ vốn vay từ NH.
Theo Báo Thanhnien
Chúng tôi về xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng vào cuối mùa gặt vụ chiêm xuân 2011, trong khi có những cánh đồng vụ mùa bội thu thì cũng có những cánh đồng người dân không thèm gặt mà bỏ mặc cho lúa vàng úa, vịt đồng giày xéo và đem máy cắt cỏ đến dọn ruộng.
Nhu cầu tiêu thụ cá tra trên thế giới đang tiếp tục tăng. Thực tế trong nước, nhiều nhà máy không đủ nguyên liệu cá tra để sản xuất, xuất khẩu; vậy mà cá tra nguyên liệu vẫn cứ dư thừa theo chu kỳ, người nông dân đang bán tháo cá tra với giá thấp hơn giá thành sản xuất.
Để đáp ứng được nhu cầu thị trường Mỹ và EU, người nuôi thủy sản Việt Nam nên đi từ tiêu chuẩn GlobalGap (thực hành nông nghiệp an toàn) đến ASC (nuôi thủy sản nước ngọt không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên).
Các tỉnh thành vùng ĐBSCL xây dựng hàng chục mô hình cánh đồng mẫu lớn trên vụ lúa hè-thu với diện tích từ 100 - 2.000ha. Dẫn đầu là An Giang với nhiều cánh đồng lớn được triển khai khắp các địa phương trong tỉnh.
Ngày 27-6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Công văn số 4896/NHNN-TT yêu cầu các tổ chức phát hành thẻ và các tổ chức thanh toán thẻ phối hợp triển khai kết nối mạng lưới POS trên toàn quốc.
(HBĐT) - Những năm gần đây, khi đất SXNN dành cho phát triển quy hoạch, nhiều hộ gia đình của các tổ 21, 23, 24 và 25 phường Hữu Nghị (TPHB) không còn đất sản xuất cũng như thiếu việc làm. Bà Nguyễn Thị Hội, Chủ tịch HPN phường Hữu Nghị cho biết: Thời kỳ đầu, nhiều chị em hội viên thiếu việc làm, thu nhập bấp bênh. Vấn đề cấp bách lúc bấy giờ là dạy nghề và tạo việc làm ổn định cho hội viên. Cấp ủy Đảng, chính quyền phường đã tổ chức nhiều buổi tập huấn, giới thiệu việc làm cho nhân dân. Đồng thời, HPN phường đã có nhiều hoạt động thiết thực giúp hội viên phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.