Công ty xuất - nhập khẩu tổng hợp Hà Nội đang thi công tuyến đường cao tốc Hòa Lạc - thành phố Hòa Bình, địa phận xã Yên Quang (Kỳ Sơn).

Công ty xuất - nhập khẩu tổng hợp Hà Nội đang thi công tuyến đường cao tốc Hòa Lạc - thành phố Hòa Bình, địa phận xã Yên Quang (Kỳ Sơn).

(HBĐT) - Trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình xung quanh Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, đồng chí Bí thư Huyện ủy Kỳ Sơn Nguyễn Hữu Thiệp cho biết: Được xác định là vùng kinh tế động lực của tỉnh vừa là vinh dự nhưng đồng thời là trách nhiệm đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân trong huyện huy động các nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, tạo đà phát triển bền vững, phấn đấu đến năm 2015 phát triển theo hướng công nghiệp - dịch vụ.

 

PV: Xin đồng chí cho biết những thay đổi nổi bật trong diện mạo của huyện Kỳ Sơn?

 

Đồng chí Nguyễn Hữu Thiệp: Có thể nói, bức tranh KT-XH của huyện mấy năm nay khá lạc quan. Huyện đã hoàn thành vượt mức hầu hết các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV đề ra. Các tiềm năng, lợi thế đang được khai thác khá hiệu quả. Kinh tế tăng trưởng bình quân đạt 12%/năm. Tỷ trọng nông- lâm nghiệp, thủy sản; CN-XD; dịch vụ lần lượt là 35%, 37,8%, 27,2% trong cơ cấu kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người đạt 13,8 triệu đồng. Các tiềm năng, lợi thế phát triển CN- TTCN, du lịch, dịch vụ đang được khai thác hiệu quả. Huyện đã hình thành 2 KCN là Mông Hóa và Yên Quang và một số cụm công nghiệp. Nhiều dự án đầu tư trên địa bàn đã đi vào hoạt động hiệu quả như: Công ty CP chế biến lâm sản xuất khẩu Sơn Thủy, Công ty CP Hương Sơn, Công ty Chế biến nông sản Thành Đạt... Các tiềm năng phát triển sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông- lâm sản, cơ khí,  nghề chổi chít, nghề mộc giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, đóng góp đáng kể vào số thu NSNN. Huyện đã hình hành một số vùng sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hóa. Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn được triển khai tốt góp phần cải thiện đời sống dân sinh. Hệ thống chính trị phát huy được vai trò trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các mục tiêu KT-XH.

 

PV: Thưa đồng chí, Kỳ Sơn đang đứng trước những cơ hội phát triển mới?

 

Đồng chí Nguyễn Hữu Thiệp: Đúng là huyện có những ưu thế đặc thù so với các địa phương khác. Kỳ Sơn nằm dọc QL 6, giáp với 2 vùng động lực kinh tế là Lương Sơn và TPHB. Tỉnh đang triển khai Dự án đường cao tốc Hòa Lạc- TPHB và một số dự án giao thông động lực khác đang khởi động và triển khai như: đường Pheo - Chẹ, QL6A. Như vậy, chỉ vài năm tới, huyện sẽ có mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại có điều kiện khả thi để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế. Mới đây, các KCN trên địa bàn huyện đã công bố quy hoạch và có nhà đầu tư, kinh doanh hạ tầng. Cùng với các điểm, cụm công nghiệp khác, huyện đã và đang khẳng định lợi thế trong thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một lợi thế quan trọng mà huyện đã và đang tạo dựng là sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng bộ triển khai các mục tiêu phát triển KT-XH.

 

PV: NQ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2010-2015 xác định đến năm 2015 huyện phát triển theo hướng công nghiệp- dịch vụ, tỷ trọng CN-TTCN, XD và DV chiếm khoảng 80% trong cơ cấu kinh tế. Như vậy, huyện phải nỗ lực rất cao thưa đồng chí?

 

Đồng chí Nguyễn Hữu Thiệp: Kỳ Sơn nhận thức sâu sắc niềm tin và kỳ vọng của tỉnh dành cho. Huyện đang tổ chức thực hiện Chương trình hành động thực hiện NQ Đại hội Đảng các cấp, đặt mục tiêu đến năm 2015, giảm tỷ trọng nông- lâm nghiệp xuống còn 18-20% trong cơ cấu kinh tế; còn lại là CN-XD và dịch vụ. Đây là những mục tiêu đòi hỏi phải nỗ lực phấn đấu cao độ. Trước mắt, huyện đang phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH. Huy động tổng lực giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong GPMB các dự án, công trình đang triển khai trên địa bàn, tạo sự đồng thuận cao hưởng ứng chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh. Chú trọng thu hút các dự án đầu tư ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, tạo nhiều việc làm mới cho nông dân bị thu hồi đất.

 

Huyện đang tăng cường phối hợp với các sở, ngành chức năng quản lý và khai thác hiệu quả quỹ đất tại các KCN, cụm, điểm công nghiệp tại Mông Hóa, Yên Quang, Dân Hòa, Phú Minh. Đặc biệt, chú trọng khai thác các tiềm năng dọc các tuyến đường: Hòa Lạc- TPHB, QL 6, Dân Hạ- Độc Lập, Pheo - Chẹ có khả năng thông thương ở trong và ngoài huyện. Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng kỹ thuật, triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện các dự án phát triển kinh tế bền vững. Về TM- DV, dù đã có mức tăng trưởng khá cao trong những năm vừa qua nhưng trên địa bàn vẫn chưa có những điểm du lịch tầm cỡ. Sắp tới, huyện sẽ phối hợp với một số nhà đầu tư có năng lực khảo sát, nghiên cứu triển khai những dự án lớn, xây dựng Kỳ Sơn trở thành trung tâm vui chơi giải trí chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu du lịch, đặc biệt là khu vực thủ đô Hà Nội. Huyện cũng đang nghiên cứu triển khai đầu tư chợ trung tâm đầu mối ở Bãi Nai, Mông Hóa phù hợp với nhu cầu  giao lưu, trao đổi hàng hóa. Đối với lĩnh vực nông- lâm nghiệp, Kỳ Sơn đang tập trung triển khai chương trình hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Huyện đang đẩy mạnh huyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, thực hiện liên kết “4 nhà”, xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa, quy hoạch phát triển các vùng kinh tế như: vùng sản xuất rau, quả an toàn tại thị trấn, xã Dân Hạ, Hợp Thịnh; vùng Phú Cường chuyên về lúa và cây màu nhằm bảo đảm an ninh lương thực; vùng Mông Hóa phát triển mía và cây trồng lâu năm, nâng cao hiệu quả sản xuất nông- lâm nghiệp. Trong đó, chú trọng đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, xây dựng các mô hình nông thôn mới để nhân ra diện rộng, tạo sự phát triển KT-XH bền vững..

 

 

                                              PV: Xin cảm ơn đồng chí!

 

                                                                  Lê Chung (thực hiện)

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục