Đa số DN bất động sản phải giảm chỉ tiêu kinh doanh trong năm 2011 - Ảnh: D.Đ.M

Đa số DN bất động sản phải giảm chỉ tiêu kinh doanh trong năm 2011 - Ảnh: D.Đ.M

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là kết thúc năm 2011 nhưng nhiều doanh nghiệp (DN) vẫn đang tiếp tục thông báo hoặc xin ý kiến cổ đông giảm chỉ tiêu kinh doanh. Điều này không quá ngạc nhiên nhưng cũng gây bất ngờ cho cổ đông.

 

Công ty cổ phần (CTCP) phát triển hạ tầng kỹ thuật (IJC) thông báo điều chỉnh kế hoạch doanh thu năm 2011 từ 2.031 tỉ đồng còn 1.513 tỉ đồng (giảm 25,5%); lợi nhuận sau thuế từ 519 tỉ đồng giảm còn 310 tỉ đồng (giảm 40,2%). Tương tự, CTCP phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (HDC) cũng điều chỉnh giảm chỉ tiêu doanh thu còn 450 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế còn 120 tỉ đồng (giảm lần lượt 10% và 27,27% so với kế hoạch ban đầu); CTCP Tập đoàn Hà Đô cũng điều chỉnh kế hoạch doanh thu năm 2011 từ 1.200 tỉ đồng xuống 730 tỉ đồng (giảm 39%) và lợi nhuận sau thuế từ 295 tỉ đồng giảm còn 136 tỉ đồng (giảm 54%)...

Có thể thấy những DN vừa mới xin giảm kế hoạch kinh doanh đều đạt kết quả khiêm tốn sau 6 tháng đầu năm. Ví dụ Tập đoàn Hà Đô chỉ đạt lợi nhuận trong quý 2/2011 là 2,7 tỉ đồng, giảm 96,3% so với cùng kỳ năm trước. Công ty này giải thích nguyên nhân sụt giảm lợi nhuận là do thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến việc bán hàng của DN dẫn đến giảm doanh thu. Nếu tính chung 6 tháng đầu năm nay, lợi nhuận sau thuế của Hà Đô chỉ đạt 28 tỉ đồng (chỉ bằng 19,4% so với cùng kỳ năm trước). Như vậy so với chỉ tiêu mới là 136 tỉ đồng thì cũng còn khoảng cách khá xa để đạt được. Hay IJC cũng chỉ mới đạt lợi nhuận sau thuế của 6 tháng đầu năm nay là 62,8 tỉ đồng (bằng 20,2% kế hoạch điều chỉnh)...

Theo công bố mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 9 tháng đầu năm nay cả nước có 48.700 DN giải thể hoặc ngừng hoạt động (chiếm gần 9% tổng số DN hiện có). Trong đó, số DN giải thể là 5.803, ngừng hoạt động là 11.421 và  31.477 DN đã dừng nộp thuế nhưng chưa đăng ký giải thể. Nguyên nhân chính được cho rằng xuất phát từ lãi suất quá cao.

Việc các DN điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh trong năm nay không phải là chuyện mới. Nguyên nhân đưa ra hầu hết đều cho biết do lãi suất quá cao, thị trường tiêu thụ khó khăn… khiến chi phí đầu vào gia tăng nên DN không thể đạt hiệu quả cao như năm trước. Tuy nhiên, nhiều cổ đông thắc mắc bởi bước sang hết quý 3, các DN mới tiến hành điều chỉnh kế hoạch kinh doanh. Điều này cho thấy việc điều hành của ban lãnh đạo chưa thực sự đi sát thực tế hoặc thậm chí không tiên liệu được diễn biến của thị trường trong năm nay. Đặc biệt việc giảm kế hoạch kinh doanh gần đây hầu hết đều rơi vào nhóm DN bất động sản và xây dựng. Trong khi đây là lĩnh vực đã được dự báo sẽ gặp khó khăn từ đầu năm nay.

Theo phân tích của chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, bất động sản là lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ nhất trong năm nay do tình hình kinh tế vĩ mô bất lợi. Hơn nữa do chính sách tiền tệ xiết chặt nên lĩnh vực này càng gặp khó khăn hơn. Vì vậy kết quả kinh doanh không đạt là dễ hiểu. Tuy nhiên đáng lẽ DN phải tiến hành điều chỉnh kế hoạch sớm hơn để cổ đông khỏi bỡ ngỡ. Anh Ngô Hoàng - một nhà đầu tư chứng khoán tại TP.HCM - tỏ ra bức xúc khi cho rằng việc điều chỉnh ở thời điểm hiện nay là “chiêu” cố ý của DN. Bởi trong những tháng qua, sau khi nhiều DN đã giảm chỉ tiêu kinh doanh thì những công ty này vẫn yên lặng, vô hình trung khiến cho cổ đông và nhà đầu tư vẫn nắm giữ cổ phiếu vì tin tưởng và hy vọng vào việc DN sẽ hoàn thành được kế hoạch đưa ra dù có những khó khăn chung. Cùng chung quan điểm này, một chuyên gia kinh tế tại TP.HCM cũng nhận xét thông báo điều chỉnh ở thời điểm gần hết năm của các DN thực chất chỉ mang tính chất kỹ thuật. Khi đó sẽ giúp cho các DN có một bản báo cáo tài chính đẹp với kết quả “hoàn thành kế hoạch” vào cuối năm.

 

                                                                  Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục