Nhờ chịu khó, ham học hỏi, ông Kinh đã thoát nghèo và làm giàu được nhờ nuôi lợn

Nhờ chịu khó, ham học hỏi, ông Kinh đã thoát nghèo và làm giàu được nhờ nuôi lợn "sạch".

(HBĐT) - Vào mỗi dịp lễ, tết, người dân vùng Cao Phong có nhu cầu ăn lợn “sạch” lại tìm đến gia đình ông Bùi Văn Kinh ở xóm Đồng Mới, xã Dũng Phong để mua. Dịp Quốc khánh 2-9 vừa qua, nhu cầu khách mua tăng nên gia đình ông không có đủ lợn bán.

 

Cũng như bao người khác ở vùng quê Cao Phong, ông Bùi Văn Kinh sau khi lập gia đình ở nhà làm nông nghiệp, trồng ngô, sắn, mía… Có chút vốn, để tăng thêm thu nhập cho gia đình, vợ chồng ông xây chuồng nuôi lợn. Ông mua giống lợn trắng ngoài chợ về nuôi. Nhưng giống lợn mang từ nơi khác đến thường không quen khí hậu hoặc đang mang mầm bệnh về nên nuôi một thời gian bị chết hoặc không lớn được. Thấy giống lợn vừa đắt mà hay bị rủi ro nên ông quyết định nuôi lợn nái. Ông cất công tìm mua ở quanh vùng con lợn nái trắng để gây giống. Vốn ham học hỏi nên ông tìm mọi cách từ đọc sách, báo, đi học hỏi qua kinh nghiệm của những người đã nuôi lợn nái. Sau nhiều năm, gia đình ông trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều người chăn nuôi lợn của huyện Cao Phong.

 

Năm 2009, thấy nhu cầu về lợn “sạch” từ giống lợn địa phương và giống lợn rừng lai với lợn địa phương nên ông chuyển sang nuôi thử hai giống lợn này. Lúc đầu chỉ nuôi 3 con, thấy nhu cầu khách thường xuyên hỏi, ông quyết định chuyển hết sang nuôi 2 giống lợn này. Vừa làm có vốn ông mở rộng thêm chuồng trại, mua thêm giống nên đến nay gia đình ông đã có 10 con lợn nái. Sau khi lợn nái đẻ, ai có nhu cầu mua giống, ông bán không để lại nuôi thành lợn thương phẩm. Một con lợn nái mỗi năm được 2 lứa, mỗi lứa từ 7-10 con. Như vậy mỗi năm, ông cho xuất chuồng khoảng trên 140 con. Giá bán hiện nay với lợn rừng từ 200-220.000 đồng/kg, lợn địa phương từ 120-130.000 đồng/kg. Ông cho biết: Hai giống lợn này rất dễ nuôi, dễ chăm sóc, nguồn thức ăn dồi dào. Càng nuôi dân dã, đơn giản, khách mua càng thích. Nuôi lợn nái vất vả lúc đẻ còn chăm sóc không khó. Đặc biệt chú trọng phòng dịch, tiêm phòng bệnh thường xuyên định kỳ theo hướng dẫn của cán bộ thú y. Đồng thời, hàng tháng phun thuốc khử trùng chuồng trại để tránh dịch bệnh cho lợn. Ngoài nuôi lợn, ông còn trồng 1 ha mía tím. Nguồn phân lợn được bón cho mía nên mỗi năm đỡ được trên 10 triệu đồng tiền mua phân. Khi hỏi về thu nhập mỗi năm trừ chi phí còn được bao nhiêu, ông cười bảo: gia đình cũng không hạch toán chi tiết. Những lúc gia đình có việc cần là bán lợn đi để chi tiêu. Khách đến mua là bán rồi đầu tư tiếp. Nhìn căn nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi, các con được đi học, ra ở riêng, ai cũng nghĩ rằng gia đình ông Kinh nhờ chăn nuôi lợn mà có.

 

                                                       Việt Lâm

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục