Nông dân xã Trung Minh (thành phố Hòa Bình) đã thu hoạch khoảng 20% diện tích trên tổng số 83 ha lúa vụ hè - thu, năng suất ước đạt 58 tạ/ha. ảnh: P.V

Nông dân xã Trung Minh (thành phố Hòa Bình) đã thu hoạch khoảng 20% diện tích trên tổng số 83 ha lúa vụ hè - thu, năng suất ước đạt 58 tạ/ha. ảnh: P.V

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, vào mỗi vụ thu hoạch lúa, hầu hết trên địa bàn tỉnh đều xảy ra hiện tượng nông dân đốt rơm, rạ ngay tại đồng ruộng, đường giao thông. Thực trạng này không những gây ô nhiễm môi trường, hại đường giao thông mà còn làm đất ngày càng nghèo đi chất dinh dưỡng. Vậy, làm thế nào để canh tác đất bền vững và không ô nhiễm môi trường?.

 

Toàn tỉnh có 466.252,86 ha đất tự nhiên, trong đó, đất nông nghiệp trên 66.000 ha, chiếm 14,32 %; đất lâm nghiệp trên 194.000 ha, chiếm 41,67%. Trong đất nông nghiệp diện tích đất trồng hàng năm trên 45.000 ha, trong đó, diện tích đất lúa trên 25.000 ha, chiếm 60,51% diện tích trồng cây hàng năm. Theo tập quán sản xuất, rơm, rạ chủ yếu làm thức ăn chăn nuôi và một phần sử dụng làm chất đốt. Nhưng những năm gần đây, người chăn nuôi theo hướng công nghiệp chỉ sử dụng một phần làm thức ăn cho gia súc. Hầu hết rơm, rạ sau thu hoạch không được thu gom mà đốt ngay tại đồng ruộng. Việc làm này gây khói bụi, ô nhiễm môi trường, làm hỏng đường giao thông. Nhiều nơi còn vất xuống ao, hồ gây ô nhiễm nguồn nước và làm chết vật nuôi thuỷ sản, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân, động vật, cây trồng bản địa. Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, việc làm này làm mất đi nhiều nguyên tố quan trọng mà cây trồng đã lấy đi từ đất, làm tăng nguy cơ suy thoái đất và sụt giảm lương thực trong tương lai.

 

Theo ước tính, với diện tích đất lúa trên 25.000 ha, lượng rơm, rạ sau thu hoạch trên địa bàn khoảng 210.000 tấn. Theo phân tích lượng dinh dưỡng NPK rơm, rạ lấy đi khỏi đồng ruộng trung bình 9 tấn/ha. Đặc biệt, các bon đốt rơm, rạ mất đi lượng dưỡng chất chứa trong rơm, rạ từ 0-60%, nhiều nguyên tố cần thiết cho chất dinh dưỡng của đất bị rửa trôi. Do vậy cần phải trả lại chất dinh dưỡng cho đất mà chúng ta đã lấy đi.

 

Theo ông Phạm Văn Cận, Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh, hiện nay, nhiều ruộng lúa trên địa bàn tỉnh thiếu chất hữu cơ nghiêm trọng. Hàng năm, cây lúa đã lấy đi chất hữu cơ và nhiều chất quan trọng khác từ đất. Trong khi đó, khi thu hoạch xong, họ mang rơm, rạ đi đốt. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng mà còn tác động đến canh tác đất bền vững. Nếu để tình trạng này xảy ra nhiều năm, năng suất lúa trên toàn tỉnh có nguy cơ sụt giảm nghiêm trọng. Việc bón phân cho ruộng lúa theo quy trình bổ sung từ 8-10 tấn NPK cho đất chỉ là đối phó.  Hầu hết các hộ nông dân bón phân chưa đạt yêu cầu không thể bù đắp được dưỡng chất mà cây lúa lấy đi. Mặt khác có một thực trạng là hiện nay nông dân tập trung phân bón phục vụ những cây trồng có giá trị kinh tế cao như: cam, mía, rau màu... Còn bón phân cho lúa không được quan tâm, đầu tư đúng mức. Trong khi đó, rơm, rạ chứa nhiều chất hữu cơ cần thiết cho cây trồng, nhất là lúa. Ngoài ra, hiện nay, đồng ruộng ngoài thiếu chất hữu cơ còn thiếu vôi. Nguyên nhân là trong những năm gần đây, vôi không còn sản xuất. Do vậy,  để trả lại chất hữu cơ cho đất thì sau thu hoạch, người nông dân cần tận dụng rơm, rạ ủ thành phân, độn chuồng cho trâu, bò, lợn, dùng bã rơm, rạ sau khi trồng nấm rơm để bón cho ruộng.

 

Ông Nguyễn Dương Hùng, Trưởng phòng Quản lý khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ) cho biết: Nhằm thay đổi tập quán của nông dân, trong 2 năm qua, Công ty cổ phần phân bón Fitohoocmon ở Hà Nội đã triển khai đề tài ứng dụng chế phẩm vi sinh Biomix- rơm, rạ chế biến rơm, rạ thành phân hữu cơ tại đồng ruộng cho cây trồng nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững tại Hoà Bình. Đề tài được thực hiện tại huyện Kim Bôi và Lạc Sơn, mỗi huyện 20 ha. Theo đó, sau khi thu hoạch, bà còn cắt rơm, rạ ngay tại ruộng, chất thành đống rồi trộn chế phẩm vi sinh. Sau đó ủ bạt từ 15-20 ngày là bón cho ruộng. Đề tài tuy chưa được nghiệm thu nhưng bước đầu đã thành công, mở ra hướng canh tác đất bền vững cho người nông dân trên địa bàn tỉnh. 

 

 

                                                                                 Việt Lâm

 

Các tin khác


Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục