Nông dân xã Thanh Hối (Tân Lạc) tận dụng những chân ruộng một vụ trồng bí xanh phát triển kinh tế gia đình.
(HBĐT) - Ông Bùi Văn Nhỏ, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Lạc cho biết: Là huyện có diện tích đất đồi và đồi rừng khá lớn, vì thế, nông - lâm nghiệp được xác định là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo của huyện, chiếm tỷ trọng cao trong GDP, giải quyết việc làm, thu nhập và cung cấp sản phẩm hàng hóa cho xã hội.
Trên cơ sở xác định vai trò của ngành nông - lâm nghiệp, Tân Lạc đã phát huy mọi nguồn lực chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tích cực. Diện tích các loại cây màu, lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao, bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Hiện nay, tổng diện tích gieo trồng cả năm hơn 13.000 ha, trong đó, 4.792 ha lúa, 3.727 ha ngô, hơn 1.270 ha sắn. Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, ngoài đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Tân Lạc còn hoạch định chiến lược hình thành, phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế và phù hợp với điều kiện địa phương làm cây trồng chủ lực. Tiêu biểu là cây mía thương phẩm với tổng diện tích hơn 1.533 ha, đạt 139,4% so với kế hoạch. Hiện nay, cây mía đã được trồng đại trà ở nhiều xã trong huyện, đặc biệt giống mía tím đã góp phần ổn định kinh tế cho nhiều hộ dân. Tại nhiều xã trong huyện, cây mía cũng được người dân trồng trên đất đồi dốc, đưa xuống các chân ruộng 1 vụ kém năng suất. Ngoài cây mía, Tân Lạc còn đẩy mạnh phát triển các loại rau quả khác như: hơn 36 ha dưa hấu, hơn 125 ha bí xanh và các loại rau màu, su su lấy ngọn, mướp đắng... với diện tích hơn 196 ha.
Do phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, một số loại rau màu có hiệu quả kinh tế như su su, nấm rơm cũng đang được trồng nhiều ở các xã vùng cao Tân Lạc với diện tích khoảng 50 ha, tập trung tại các xã Quyết Chiến, Ngổ Luông, Lũng Vân.... Nhiều hộ gia đình ở các xã vùng cao này đã trở nên ổn định, dần khá giả nhờ mô hình trồng su su lấy ngọn. Những người đi tiên phong phát triển cây su su chính là những cán bộ, đảng viên xã Quyết Chiến. ông Nhỏ cho biết thêm: Trong một lần đi thăm chợ nông sản ở Hà Nội, đội ngũ lãnh đạo xã đã bắt mối và đi học hỏi kinh nghiệm trồng su su lấy ngọn ở Tam Đảo (Phú Thọ). Nhận thấy mô hình hiệu quả nên đã vận động người dân đưa vào trồng thử. Hiện nay, hầu như hộ gia đình nào ở Quyết Chiến cũng có vườn trồng su su. Với việc được bao tiêu sản phẩm, người dân đã yên tâm để phát triển giống rau quả này.
Ngoài xác định các loại cây trồng chủ lực, Tân Lạc cũng đã quan tâm phát triển kinh tế rừng. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã trồng mới được 600 ha rừng, trong đó, 500 ha rừng sản xuất, bảo vệ hơn 5.672 ha rừng tự nhiên và rừng sản xuất từ 2 năm tuổi trở lên. Trong 9 tháng, huyện đã cấp phép 5 xóm của xã Mãn Đức khai thác hơn 177 m3 gỗ nhằm mở đường liên xã và lấy kinh phí mở đường lâm sinh.
Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, hiện nay, kinh tế Tân Lạc đã có nhiều chuyển biến. Năm 2010, huyện đã đạt được một số chỉ tiêu đáng ghi nhận như: tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12%, tổng giá trị sản xuất 856,78 tỷ đồng; tổng sản lượng lương thực có hạt 40.397 tấn, độ che phủ rừng đạt 49,5%; thu nhập bình quân đầu người đạt 10,68 triệu đồng.
Phương Linh
(HBĐT) - 3 năm lại đây, đến chợ với phiên vùng cao Lũng Vân (Tân Lạc) có thể thấy một mặt hàng nông sản được bày bán nhiều đó là tỏi.
(HBĐT) - Từ ngày 1 – 7/11, Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh phối hợp với UBND huyện Yên Thủy tổ chức Hội chợ Thương mại huyện Yên Thủy năm 2011.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, kinh tế tháng 10 tuy tiếp tục lấy lại được đà tăng trưởng khá, nhưng nhiệm vụ chung của cả năm 2011 vẫn còn hết sức nặng nề. Đặc biệt, do ảnh hưởng của thời tiết, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung đẩy nhanh tốc độ phát triển trong ngành nông nghiệp.
Giá bán USD của ngân hàng (NH) bằng với giá ở thị trường tự do - diễn biến này đang khiến các doanh nghiệp (DN) đứng ngồi không yên, trong khi đây là lúc cao điểm chuẩn bị cho thị trường cuối năm.
Trong khi hàng loạt doanh nghiệp lao đao vì lãi suất thì nhiều ngân hàng lại công bố lợi nhuận “khủng” từ cho vay. So với cùng kỳ năm 2010, thu nhập từ lãi của nhiều ngân hàng tăng đến 80% mặc dù Ngân hàng Nhà nước liên tục siết tăng trưởng tín dụng.
(HBĐT) - Cùng với các huyện Lương Sơn, Lạc Sơn và Kim Bôi, huyện Lạc Thủy được đánh giá có phong trào sản xuất vụ đông khá mạnh. Hàng năm, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo thành lập BCĐ sản xuất vụ đông của huyện, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên phụ trách các xã, thị trấn và tổ chức hội nghị triển khai, đẩy mạnh phong trào. Tuy nhiên, năm nay, do ảnh hưởng thời vụ gieo trồng, vụ đông trên địa bàn cơ bản chậm tiến độ.