Câu chuyện về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đang là vấn đề nóng. Một phần vì đây là lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm của nền kinh tế, một phần vì hệ thống ngân hàng của chúng ta đang tồn tại rất nhiều vấn đề. Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề đang rất được dư luận quan tâm này.

- Hiện, nhóm 12 ngân hàng lớn (G12) chiếm khoảng 85% thị phần thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam. Với quy mô hoạt động không lớn, liệu các ngân hàng nhỏ có bị thiệt thòi trong tiến trình tái cơ cấu hệ thống không, thưa ông?

Chúng ta nên nhớ, việc tái cấu trúc không hẳn là nhắm vào các ngân hàng nhỏ mà tập trung vào những ngân hàng hoạt động không tốt, khả năng quản trị rủi ro kém, nợ xấu cao. Đây mới là đối tượng phải tập trung tái cấu trúc lại tài chính và các định chế quản lý tài chính. Thực tế, có những ngân hàng nhỏ nhưng khả năng quản trị rủi ro của họ rất tốt. Họ hoạt động lành mạnh. Bởi vậy, ngân hàng nhỏ không có nghĩa là ngân hàng yếu.

Ngược lại, không phải tất cả các ngân hàng lớn đều lành mạnh. Sự yếu kém không chỉ có ở các ngân hàng nhỏ mà ngay cả các ngân hàng lớn cũng không loại trừ. Một số ngân hàng trước đây được lập ra để chuyên trách từng mảng như Agribank chuyên nông nghiệp, nông thôn; BIDV chuyên về đầu tư; Vietcombank chuyên ngoại thương… nhưng giờ có chuyên nữa không? Sự đầu tư tràn lan, dàn trải vào các lĩnh vực không thuộc sở trường của mình cũng làm cho “sức khỏe” một vài ngân hàng lớn suy yếu trầm trọng.

- Thưa ông, các phương án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng hiện đang được bàn đến rất nhiều. Theo ông, việc quan trọng và cần làm ngay trong cuộc cải tổ này là gì?

Chúng ta cần có một cuộc "tổng kiểm tra" sức khỏe của từng ngân hàng để có những đánh giá phù hợp. Việc "kiểm tra sức khỏe" này theo tôi là khâu quan trọng nhất, cần tiến hành gấp, bởi kể cả ngân hàng lớn mà quản lý rủi ro không tốt thì cũng vô cùng nguy hiểm.

Hiện, nhiều "đại gia" lập ra ngân hàng nhằm huy động vốn của dân nhưng lại đầu tư vào công ty của cá nhân, hay đầu tư phần lớn vào bất động sản. Khi dự án phá sản hoặc bất động sản mất giá, ngân hàng sẽ đứng trước khả năng đổ vỡ. Rõ ràng, nợ xấu, nợ khó đòi đang là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng hiện nay.
- Thị trường ngân hàng nhiều về lượng nhưng chất không cao hiện nay có nguyên nhân từ việc cấp phép thành lập quá nhiều ngân hàng thời gian trước đây. Vậy NHNN- cơ quan đã khai sinh ra những ngân hàng này có phải chịu trách nhiệm?

NHNN cấp phép vì các hồ sơ xin thành lập ngân hàng có đủ điều kiện, tiêu chí thành lập ngân hàng theo quy định. Còn sau đó, các ngân hàng được cấp phép hoạt động thế nào, lớn mạnh ra sao, góp phần phát triển thị trường tài chính - tiền tệ hay quay lại làm loạn thị trường lại phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của chính bản thân ngân hàng. Chúng ta không loại trừ việc có thể đâu đó vẫn còn sự dễ dãi trong cấp phép, tuy nhiên không thể nói ngân hàng yếu thì cơ quan cấp phép phải chịu trách nhiệm được. Bố mẹ sinh ra đứa con và có trách nhiệm nuôi dưỡng, quản lý nó. Còn việc đứa con phát triển đến đâu, trưởng thành đến đâu còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố nữa, không thể đổ lỗi hết cho bố mẹ.
- NHNN đang rất quyết tâm để nâng cao “sức khỏe” cũng như lập lại trật tự hệ thống ngân hàng. Ông hy vọng gì từ những quyết tâm này? Liệu "nói và làm" có tương xứng hay lại lặp lại tình trạng hô to, “đánh”… khẽ?

Chúng ta chúc cho NHNN nói chung và những người điều hành nói riêng đủ tâm huyết, bản lĩnh và tài năng để thực hiện thành công quyết tâm minh bạch hệ thống ngân hàng. Còn làm thế nào và làm đến đâu thì phải cần thời gian để chứng minh. Không thể ngày một ngày hai mà chúng ta đã vội nhận xét hay bình luận được.
- Xin cảm ơn ông!
 
                                                                                      Theo KTĐT
 

Các tin khác


Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục