Trước đề xuất xin phép thu phí trên đại lộ Thăng Long của Bộ Giao thông Vận tải để bổ sung nguồn vốn của nhà nước đầu tư phát triển hệ thống đường cao tốc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng "chưa phù hợp".
Ngoài ra, theo Thứ trưởng Trung, Bộ Giao thông cũng đang chủ trì xây dựng nghị định về quỹ bảo trì đường bộ. Theo đó sẽ loại bỏ hình thức thu phí theo trạm mà sẽ thu theo đầu phương tiện, xăng xe. Do vậy, việc đầu tư xây dựng trạm và tổ chức thu phí trên đại lộ Thăng Long cần được nghiên cứu kỹ để phù hợp với điều kiện thực tế và đúng theo các quy định hiện tại về hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.
Trước đó ngày19/10, Bộ Giao thông Vận tải đã trình Chính phủ đề án thu phí đại lộ Thăng Long để đầu tư phát triển hệ thống đường cao tốc do Bộ này quản lý. Trong khi đó, Hà Nội cũng vừa yêu cầu các sở ngành góp ý kiến về việc thu phí đại lộ Thăng Long. Thành phố cũng đang xem xét thành lập trung tâm quản lý đường cao tốc.
Đại lộ Thăng Long được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc rộng 140 m, gồm 2 làn xe cao tốc và 2 làn đường gom nối từ ngã tư Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến đến ngã ba Láng - Hòa - Lạc. Đây là tuyến huyết mạch phía tây nam thủ đô.
Giai đoạn đầu tuyến đường được xây dựng bằng hình thức BT (xây dựng – chuyển giao), sau này do thiếu vốn, phải huy động thêm ngân sách TP Hà Nội với tổng vốn hơn 6.000 tỷ đồng. Ngày 30/12/2010, tuyến đường đã được bàn giao cho Hà Nội quản lý, bảo trì.
Theo Bộ Công Thương, từ nay đến cuối năm 2011, xuất khẩu sẽ tăng mạnh nhờ các doanh nghiệp tăng tốc giao hàng cho các hợp đồng đã ký trước đó cũng như ký mới các hợp đồng cho năm 2012.
Việt Nam có khoảng 800 sản phẩm nông sản nổi tiếng ở hầu hết các địa phương nhưng đến nay, mới có 59 nhãn hiệu tập thể, 12 nhãn hiệu chứng nhận và 24 chỉ dẫn địa lý được đăng ký bảo hộ. Những con số trên cho thấy Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của việc xây dựng thương hiệu nông sản.
(HBĐT) - Tỉnh ta hiện có 8 KCN được phê duyệt quy hoạch. Trong đó, 7 KCN được công bố quy hoạch. 9 tháng năm 2011 đã có 43 dự án đầu tư tại các KCN. Trong đó có 25 dự án đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, 14 dự án đang triển khai xây dựng cơ bản và sản xuất thử, các doanh nghiệp KCN thực hiện doanh thu đạt 18,77 triệu USD và 907,75 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 17,57 triệu USD và 9,02 tỷ đồng; nhập khẩu 8,27 triệu USD; nộp ngân sách 49,02 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 4.000 lao động địa phương.
(HBĐT) - Ông Hoàng Như Huỳnh – Đội phó đội QLTT số 12, huyện Cao Phong cho biết: Thời điểm năm 2006, tại nhiều chợ tồn tại không ít điểm bán nội tạng trâu, bò không đảm bảo vệ sinh. Nạn tiêu thụ, bày bán rượu săm cũng xuất hiện ngang nhiên ở nhiều điểm bán, quầy hàng.
(HBĐT) - Đến nay, huyện Lạc Thuỷ đã cấp 273 giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Qua điều tra, đánh giá thực trạng có 144 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tu liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN - TCTK và Thông tư số 74/2003/TT-BNN về hướng dẫn tiêu chí để xác đinh kinh tế trang trại.
(HBĐT) - Thực hiện công văn số 1821, ngày 1/11/2011 của Cục Trồng trọt – Bộ NN & PTNT về xuất dự trữ quốc gia hạt giống rau phân bổ cho các tỉnh; Công văn số 71, ngày 1/11/2011 của Công ty giống rau quả Trung ương về cấp hạt giống rau dự trữ quốc gia; đồng thời thực hiện Quyết định 1855/QĐ – TTg năm 2011 hỗ trợ giống cây trồng dự trữ quốc gia cho địa phương bị thiệt hại do bão số 4 và 5 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, tỉnh ta là 1 trong số 22 địa phương trong cả nước được phân bổ hỗ trợ hạt rau giống.