Chị Hà Thị Dắng, xóm Tằm, xã Trung Thành (Đà Bắc) mong có thêm nghề phụ bên cạnh sản xuất nông nghiệp để tăng thu nhập cho gia đình.

Chị Hà Thị Dắng, xóm Tằm, xã Trung Thành (Đà Bắc) mong có thêm nghề phụ bên cạnh sản xuất nông nghiệp để tăng thu nhập cho gia đình.

(HBĐT) - Trung Thành là xã vùng cao ĐBKK của huyện Đà Bắc. Toàn xã có 6 xóm, 443 hộ, 1.749 nhân khẩu thì có đến 291 hộ nghèo, chiếm 65,7% và 143 hộ cận nghèo, chiếm 32%. Nhân dân trong xã chỉ sản xuất nông nghiệp thuần túy với các loại cây chủ lực 200 ha sắn, 120 ha ngô, 75 ha giong riềng, lúa 2 vụ khoảng 100 ha. Chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò với tổng đàn trên 1.000 con; 1.200 con lợn. Việc trồng chè do giá thu mua thấp, vận chuyển xa nên bà con vẫn chưa mặn mà.

 

Bí thư Đảng ủy xã Hà Văn Lá trăn trở: Diện tích tự nhiên của Trung Thành trên 3.000 ha nhưng chủ yếu là địa hình đồi núi chia cắt, độ dốc cao, đất sản xuất ít. Những năm gần đây, xã đã tích cực đưa các giống lúa, ngô lai vào gieo trồng chiếm trên 80% diện tích. Vụ mùa năm 2011, năng suất lúa, ngô chỉ đạt khoảng trên 30 tạ/ha. Điều này cũng gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt và ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi. Mặt khác, đường sá đi lại khó khăn nên ngô, sắn bán không được giá cao. Mục tiêu thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là 10 triệu đồng không dễ thực hiện. Xã xác định, để xóa đói - giảm nghèo, bên cạnh tiếp tục đầu tư thâm canh, đưa các giống mới vào sản xuất, áp dụng tiến bộ KH-KT thì cần tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh về rừng. Trong đó, tập trung trồng rừng kinh tế với các loại cây mỡ, tre, luồng, bương. Dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn có phát triển các nghề TTCN như mây, tre đan, chẻ tăm hương, tăm mành, tăng thêm thu nhập. Định hướng phát triển như vậy nhưng hiện tại cả xã cũng chỉ có một số hộ gia đình làm ghế, mâm cơm từ cây mây để bán trong vùng chứ chưa tổ chức thành cơ sở sản xuất và đi tìm kiếm thị trường. Các xóm đã trồng được trên 20 ha tre, luồng nhưng cũng chỉ bán với giá từ 5.000  10.000 đồng/cây. 

 

Chị Lường Thị Dắng, xóm Tằm tâm sự: Chúng tôi mong được học nghề chẻ tăm và định hướng đầu ra để tận dụng được bương, tre sẵn có chứ bán cây thì quá rẻ! Ngoài ra, chị em còn mong muốn được học nghề dệt thổ cẩm, tạo thêm thu nhập, tận dụng thời gian rảnh rỗi, vừa giữ được bản sắc văn hóa, vừa phù hợp với phụ nữ vùng cao. 

 

Theo Bí thư Đảng ủy xã Hà Văn Lá, bên cạnh sản xuất nông nghiệp, xã mong muốn phát triển thêm các ngành nghề phụ, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo. Phương hướng phát triển kinh tế trong thời gian tới, xã tiếp tục khuyến khích các tập thể, cá nhân phát triển TTCN với nghề dệt, đan lát... Tuy nhiên, để có được nghề bài bản và đầu ra rất sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành.                                

 

 

                                                                                   Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục