Cán bộ khuyến nông hướng dẫn bà con dân tộc thiểu số xã Giáo Hiệu canh tác trên đất dốc.

Cán bộ khuyến nông hướng dẫn bà con dân tộc thiểu số xã Giáo Hiệu canh tác trên đất dốc.

Là một tỉnh miền núi, đất cấy lúa chỉ chiếm 6% diện tích tự nhiên, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo ở Bắc Cạn chiếm gần 50%. Một trong những nguyên nhân tỷ lệ hộ nghèo cao là do thiếu đất sản xuất.

 

Gia đình chị Dương Thị Thủy ở thôn Nà Muồng, xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm có khoảng 0,4 ha đất dốc ngay ven đường. Những năm trước, chị trồng ngô nhưng do canh tác tự nhiên dẫn đến đất bị bào mòn, bạc màu, dần dần không thể trồng được cây gì. Vụ xuân vừa qua, chị Thủy được hướng dẫn trồng cây dong riềng theo hình thức canh tác bền vững trên đất dốc. Chị vui mừng cho biết: "Lúc đầu mới trồng cây dong riềng, tôi cho rằng khó có thể sinh trưởng, phát triển được bởi đất canh tác đã khô cằn. Theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, tôi trồng băng xanh bằng cỏ si-lo ngăn xói mòn và làm tăng dinh dưỡng cho đất. Mặt khác, tôi còn thu được cỏ để làm thức ăn cho gia súc". Ðến nay 0,4 ha dong riềng của chị Thủy phát triển tốt, đất canh tác cũng tươi xốp, phì nhiêu hơn. Thu hoạch dong riềng xong, chị Thủy sẽ dùng thân cây làm phân xanh và tiếp tục trồng cỏ si-lo, hướng đến mục tiêu canh tác bền vững, hiệu quả.

Gia đình ông Nông Văn Chính ở bản Khuổi Ngoại, xã Trung Hòa, huyện Ngân Sơn có một ha đất dốc, nhiều năm bị xói mòn bạc màu nên ông Chính không thể trồng được loại cây gì. Cách đây gần ba năm, gia đình ông được hỗ trợ kỹ thuật để cải tạo đất thành các đường đồng mức. Ðiểm giới hạn các đường đồng mức được ông xếp bờ đá hoặc trồng cây cốt khí làm rào chắn, triển khai trồng xen canh ngô với đậu tương. Không những đậu tương làm cho đất tơi xốp, mà ông Chính còn thu được năng suất đạt gần 20 tạ/ha, ngô đạt 35 tạ/ha, cao hơn nhiều so cây trồng ở các nương rẫy chung quanh. Thấy mô hình của ông Chính có hiệu quả nên đồng bào Dao trong bản đến học tập, làm theo, bước đầu có kết quả đáng mừng. Gia đình bà Lục Thị Hiền ở bản Tồng Cổ, xã Yên Ðĩnh, huyện Chợ Mới có hơn một ha đất dốc, bạc màu, đất chai cứng không cày cuốc được. Với sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, gia đình bà Hiền cải tạo thành các đường đồng mức, đắp bờ và trồng cây cốt khí để giữ đất màu, trồng xen canh cây ngô, đậu xanh, kết quả thu được rất đáng mừng. Trên diện tích đất trước kia thường bị bỏ hoang nay đã xanh màu các loại cây trồng ngắn ngày.

Thời gian qua, Trung tâm khuyến nông - khuyến lâm tỉnh đã triển khai dự án, xây dựng mô hình canh tác bền vững trên đất dốc tại bốn xã trong tỉnh. Ðó đều là các xã vùng cao thiếu đất canh tác, có đông đồng bào Mông, Dao sinh sống. Các hoạt động quan trọng đã được các cán bộ khuyến nông thực hiện là khảo sát chọn điểm, chuyển giao kỹ thuật canh tác trên đất dốc, xây dựng mô hình trình diễn và tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thiểu số tích cực thực hiện mô hình. Ðến nay, qua ba vụ thực hiện các mô hình với diện tích hàng chục ha đã khẳng định: Khi được hướng dẫn, đồng bào có thể tự thiết kế nương rẫy bằng thước chữ A. Trên đường đồng mức, bà con trồng cây phân xanh đa tác dụng nên đã hạn chế xói mòn đất và thu được một lượng phân xanh tại chỗ để cải tạo đất làm nương rẫy cố định, canh tác lâu dài. Thực tế nếu chỉ trồng độc canh cây ngô theo tập quán cũ thì năng suất rất thấp, nhưng khi sử dụng các biện pháp chống xói mòn, trồng ngô xen với cây dong riềng, khoai môn, đậu đỗ thì các loại cây này được thu hoạch vào nhiều thời điểm trong năm nên nông dân có thu nhập thường xuyên, đất không bị xói mòn. Chủ tịch UBND xã Cổ Linh (Pác Nặm) Nguyễn Văn Thành cho biết: "Trước đây đồng bào Mông, Dao trong xã thường du canh, khi đất bạc màu lại chuyển đi phát rừng làm nương rẫy chỗ khác. Từ khi được tập huấn, hướng dẫn canh tác trên đất dốc thì bà con đã biết trồng xen cây ngô với đỗ để tăng dinh dưỡng cho đất, kết hợp với trồng cỏ si-lo chống xói mòn là hình thức canh tác bền vững, hiệu quả".

Dự án canh tác bền vững trên đất dốc thành công, tỉnh chỉ đạo các cấp điều tra, đánh giá tập quán canh tác trên đất dốc của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, từ đó xây dựng phương pháp, bố trí cân đối cơ cấu cây trồng hợp lý để canh tác bền vững trên đất dốc. Trong điều kiện ở các xã vùng cao, có đông đồng bào dân tộc thiểu số cư trú, tỷ lệ hộ nghèo cao do thiếu đất canh tác, tỉnh xác định giúp đồng bào biết cách canh tác lâu dài trên đất dốc là biện pháp tích cực nhất để chấm dứt tình trạng du canh, xóa đói, giảm nghèo bền vững. Thời gian qua, tỉnh đã mở hơn 200 lớp tập huấn cho hơn 4.000 chủ hộ kỹ thuật canh tác trên đất dốc, trực tiếp hướng dẫn hơn một nghìn hộ thực hiện các mô hình trồng lúa cạn LC93, trồng đậu tương, ngô, dong riềng, khoai môn trên đất dốc, giá trị kinh tế thu được từ 35 đến 45 triệu đồng/ha. Ðến nay, người dân trong tỉnh đã canh tác ổn định hàng nghìn ha đất dốc, góp phần giải quyết vấn đề lương thực ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những địa phương thiếu đất ruộng.

 
                                                      Theo NhanDan
 

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục