Anh Tòng Văn Thanh (người bên trái) giới thiệu với cán bộ NHCSXH Kim Bôi về dàn máy nghiền đá được đầu tư bởi vốn vay ưu đãi.

Anh Tòng Văn Thanh (người bên trái) giới thiệu với cán bộ NHCSXH Kim Bôi về dàn máy nghiền đá được đầu tư bởi vốn vay ưu đãi.

(HBĐT) - Họ là các chủ cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, khi có thêm nguồn vốn ưu đãi, chủ các cơ sở đã mạnh dạn đầu tư hơn và thu được nhiều thành công. Câu chuyện cho vay vốn và sử dụng vốn vay thương nhân hoạt động tại vùng khó khăn của NHCSXH là một ví dụ như vậy.

 

Được sự giới thiệu của cán bộ NHCSXH huyện Kim Bôi, chúng tôi tới xã Đông Bắc để tìm hiểu về cách sử dụng nguồn vốn vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn. Điểm dừng chân của chúng tôi là Công ty TNHH Thanh Hồng chuyên SX đá xây dựng các loại. Anh Tòng Văn Thanh, Giám đốc Công ty đưa chúng tôi đi tham quan dây chuyền SX đá. Anh Thanh là người gốc Sơn La, trước đây buôn bán tạp hóa ở ngã ba Ve, từ năm 2002, anh nhận thầu mỏ đá với diện tích 5 ha, trữ lượng trên 1 triệu m3, những năm đầu hoạt động chỉ khai thác đá nguyên khai khoảng 40.000 m3 /năm, thời gian cấp phép ngắn từ 2-3 năm nên thời gian đầu chỉ hoạt động cầm chừng, không có lãi. Từ năm 2010, được cấp phép khai thác với thời gian 30 năm, khai thác thành phẩm các loại đá phục vụ các công trình xây dựng theo nhu cầu tiêu thụ, đơn đặt hàng của khách hàng trong và ngoài địa bàn với khối lượng bình quân 48.000 m3. Năm 2010, anh được vay 350 triệu đồng từ chương trình cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn của NHCSXH, thời hạn vay là 5 năm với lãi suất ưu đãi 0,5%, từ vốn vay cùng với vốn tự có anh đầu tư dàn máy nghiền đá, 2 máy xúc và 1 ô tô chuyên chở đá đến tận chân công trình. Riêng 3 tháng đầu năm nay, Công ty đã khai thác và bán được 10.000 m3 với giá bán bình quân 100.000 đồng /m3 đem lại doanh thu 1 tỉ đồng. Hiện, cơ sở khai thác đá của anh Thanh tạo việc làm cho 15 lao động với mức thu nhập bình quân 2, 7 triệu đồng/ người/tháng.

 

Từ năm 2010, NHCSXH Kim Bôi triển khai cho vay chương trình thương nhân vùng khó khăn, dư nợ đạt 1 tỉ đồng với 3 món vay, trong đó, một món vay 500 triệu đồng đầu tư khai thác khoáng sản ở xóm Lục Đồi, xã Kim Bình, một món vay 150 triệu đồng đầu tư SX máy kích điện ở xã Kim Bình và món vay 350 triệu đồng khai thác đá ở xã Đông Bắc. Theo đánh giá của lãnh đạo NHCSXH huyện Kim Bôi, nguồn vốn phát triển thương mại cho các xã vùng khó khăn đã góp phần tạo ra bộ mặt nông thôn nơi đây ngày càng khởi sắc.

 

Theo báo cáo của NH CSXH tỉnh, đến hết tháng 3/2012, dư nợ chương trình cho vay thương nhân vùng khó khăn đạt 8 tỉ đồng với  242 khách hàng vay vốn. Có thể nói, vốn tín dụng của ngân hàng đang đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy và phát triển KT -XH ở mỗi địa phương, càng quan trọng hơn với những huyện, những vùng khó khăn, những hộ kinh doanh thiếu vốn phát triển SX. Thực tế cho thấy, những năm qua, tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách ở tỉnh ta đã làm tốt vai trò là động lực, cầu nối giúp hộ nghèo chuyển từ SX nhỏ, tự cung, tự cấp sang SXHH, từng bước XĐ -GN.

 

ông Vũ Đình Đoài, Giám đốc NHCSXH tỉnh cho biết: Đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức hội, đoàn thể để tăng quy mô, chất lượng cho vay ủy thác qua các tổ chức này; rà soát các trường hợp trong diện được vay vốn, không cho vay sai đối tượng. ưu tiên tập trung vốn cho các xã vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn; tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi giao dịch lưu động tại xã tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân được tiếp cận vốn vay nhanh chóng.

 

Nguồn vốn vay theo chương trình hỗ trợ thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn ở tỉnh ta đã huy động được sức manh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, thực hiện được cơ chế dân chủ, công khai từ cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh nhỏ tiếp cận dễ dàng với tín dụng ngân hàng, vốn đến đúng địa chỉ người thụ hưởng, từng bước hỗ trợ người dân giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

 

 

                                                                          Đinh Thắng

 

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục