Người dân xã Phú Cường lần đầu tin trồng và thu hoạch cây đậu tương có giá trị kinh tế cao hơn so với cây ngô truyền thống.

Người dân xã Phú Cường lần đầu tin trồng và thu hoạch cây đậu tương có giá trị kinh tế cao hơn so với cây ngô truyền thống.

(HBĐT) - Phú Cường là một trong những xã khó khăn của huyện Tân Lạc, tỷ lệ hộ nghèo luôn xấp xỉ ở mức 47% - 50%. Từ giữa năm 2012, nhờ nguồn động lực từ Dự án giảm nghèo giúp chuyển đổi từ trồng ngô sang cây đậu tương, kinh tế Phú Cường đang dần chuyển biến khá rõ nét trong một thời gian tương đối ngắn.

 

Trong vài tháng qua, Phú Cường bất ngờ có sự đổi thay khác hẳn với những năm trước về phát triển kinh tế. Cả xã có trên 1.440 hộ thì có đến 400 hộ mạnh dạn chuyển đổi mô hình mới trồng đậu tương thay cho cây ngô truyền thống ngay từ lần đầu thử nghiệm.

 

Trước khi triển khai chuyển đổi từ cây ngô sang đậu tương, có nhiều người cũng tỏ ra đồng tình nhưng cũng không ít người người đánh giá khó có thể thành công. Tuy nhiên, động lực cho toàn xã chính là việc BQL dự án giảm nghèo của huyện phối hợp cùng chính quyền xã Phú Cường tập trung đánh gía thổ nhưỡng, khí hậu và trực tiếp đầu tư cho 4 nhóm, mỗi nhóm 15 hộ, tổng cộng 60 hộ nghèo trong xã từ giống, phân bón, đồng thời đảm bảo cử cán bộ kiểm tra kỹ thuật. Cũng chính nhờ đó phần nào đã tác động không nhỏ đến người dân trong xã thay đổi nếp suy nghĩ, quyết tâm chuyển đổi mô hình canh tác.

 

Ông Nguyễn Giáp Bản, Phó Trưởng BQL dự án giảm nghèo của huyện Tân Lạc cho biếtBQL dự án đánh giá tình hình trước khi triển khai dự án, đồng đất Phú Cường nhiều khả năng hợp với trồng cây đậu tương. Với lối canh tác truyền thống của người dân xã Phú Cường thì mỗi năm thường trồng 2 vụ ngô nhưng thường vụ thứ 2 sản lượng thấp. Do vậy, việc chuyển đổi thay vì người dân trồng vụ ngô thứ hai sẽ được trồng bằng cây đậu tương có giá trị kinh tế hơn là hết sức cần thiết. Dẫu vậy, muốn chuyển đổi được tốt thì ngay vụ đầu tiên cây ngô phải được trồng thẳng hàng. Khi gần thu hoạch vụ ngô đầu tiên, cây đậu tương sẽ được trồng xen kẽ với cây ngô. Thời gian đậu tương nảy mầm cần phải tỉa bớt lá ngô đảm bảo ánh sáng cho cây đậu tương phát triển tốt. Hơn nữa, việc chăm bón cho cây đậu tương cũng cần người dân quan tâm đúng mức mới có hiệu quả kinh tế cao.

 

Với quyết tâm cao của BQL dự án giảm nghèo Tân Lạc cùng chính quyền cùng sự đồng lòng của nhiều hộ dân, thành quả cũng đã đến với nông dân Phú Cường. Chị Bùi Thị Dích, xóm Vó, xã Phú Cường, phấn khởi cho biết, đây là năm đầu tiên người dân trong xã trồng thử cây đậu tương. Cũng may nhờ có loại cây đậu tương nên thời gian này, người dân trong xã mới có việc để làm vừa cộng thêm có thêm nguồn thu đáng kể. Như mọi năm, thời điểm trung tuần tháng chín đến tháng giữa tháng mười, người dân trong xã đa phần chỉ biết ngồi chơi dài. Nhưng từ nay trở đi nhờ cây đậu tương mà cuộc sống người dân trong xã chắc sẽ đổi khác.

 

Theo anh Bùi Văn Khái, Chủ tịch UBND xã Phú Cường, việc thay cây ngô bằng cây đậu tương của người dân trong xã thực sự là điều đáng mừng. Vừa tạo được công ăn việc làm liên tục cho người dân vừa cho thu nhập cao gấp rưỡi đến gấp đôi trồng ngô. Như tính toán của anh Khái, nếu trồng ngô mỗi ha cũng chỉ thu hoạch được khoảng 50tạ, giá bán hiện giờ cao lắm cũng chỉ được khoảng 28 triệu đồng. Còn với cây đậu tương năng suất mỗi ha cho thu hoạch từ 27 - 30 tạ. Với giá hiện tại thu mua 20.000 đồng/ kg thì ít ra cũng thu về được gần 60 triệu đồng. Trong khí đó, chi phí chăm sóc cây đậu tương rẻ hơn nhiều so với chăm sóc cây ngô.

 

Theo anh Bùi Văn Khái, nếu người dân trong xã chăm sóc tốt và trồng đúng khung thời vụ thì một năm có thể trồng được một vụ ngô và hai vụ đậu tương. Chính quyền xã đã và đang xem xét cho trồng thí điểm lối canh tác này. Tuy nhiên, điều quan trọng từ thành công bước đầu từ cây đậu tương sẽ là động lực để nhân rộng thêm nhiều hộ dân trong xã và những địa phương lân cận tham gia, nhanh chóng trở thành vùng chuyên đậu tương. Và trên hết, tạo điều kiện cho gần ½ hộ dân Phú Cường nhanh chóng thoát nghèo. 

 

 

                                                                                     Hồng Trung

 

                                             

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục