Mô hình trồng thanh long ruột đỏ của hội viên nông dân xóm Giếng, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) cho giá trị  kinh tế cao.

Mô hình trồng thanh long ruột đỏ của hội viên nông dân xóm Giếng, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) cho giá trị kinh tế cao.

(HBĐT) - Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn có 4.992 hội viên, chiếm 90% số hộ làm nông nghiệp, những năm qua, hội viên nông dân đã góp phần tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nông thôn, khiến diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, đồng thời là nòng cốt trong công cuộc giảm nghèo, làm giàu chính đáng.

 

Đặc biệt, để chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hội viên nông dân đã đưa nhiều cây trồng, vật nuôi, giống cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, từng bước đáp ứng yêu cầu thị trường, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn như cây ngô lai, thanh long ruột đỏ... Các cơ sở Hội đã phối hợp tổ chức xây dựng được 15 mô hình trình diễn, mở 180 lớp tập huấn và hội thảo đầu bờ chuyển giao tiến bộ KH-KT với sự tham dự của hơn 600 lượt hội viên. Phối hợp với các ban, ngành liên quan, Hội đã quan tâm mở lớp đào tạo nâng cao năng lực, tập huấn, dạy nghề và hỗ trợ vốn vay để hội viên có điều kiện mở rộng quy mô, hình thức SX-KD. Cụ thể đã phối hợp với Ngân hàng NN&PTNT huyện thực hiện Nghị quyết liên tịch 2308 về thành lập tổ, nhóm tín chấp vay vốn cho nông dân. Đến nay, toàn Hội đã thành lập được 63 tổ cho 1.385 hộ vay với mức dư nợ gần 9 tỷ đồng. Phối hợp với Ngân hàng CS-XH huyện ký ủy thác cho vay vốn với tổng dư nợ trên 23 tỷ đồng bao gồm 36 tổ vay vốn, 1.530 hộ vay. Toàn bộ nguồn vốn vay được hội viên đầu tư phát triển kinh tế, mang lại hiệu quả thiết thực.  

Cùng với phong trào thi đua SX-KD giỏi, toàn huyện đã có hơn 2.900 hộ đạt SX-KD giỏi, chiếm 58% tổng số hộ hội viên. Trong đó có tới 300 hộ đạt SX-KD giỏi cấp tỉnh, 50 hộ SX-KD giỏi cấp huyện và 2.100 hộ SX-KD giỏi cấp xã. Điển hình như mô hình trồng rừng của hội viên Nguyễn Văn Yên - thị trấn Kỳ Sơn, hội viên Đinh Công Phượng - xã Phúc Tiến, Nguyễn Thế Gửi - xã Phú Minh, mô hình chăn nuôi gà của hội viên Nguyễn Văn Quỳnh, chăn nuôi lợn thịt của hội viên Nguyễn Mạnh Tiến, Nguyễn Thị Thủy - xã Hợp Thịnh, mô hình sản xuất gạch nung của hội viên Lại Văn Minh - thị trấn Kỳ Sơn...

Kinh tế ổn định là điều kiện quan trọng để hội viên tích cực tham gia xây dựng NTM. Tiêu biểu là phong trào hiến đất làm mới và tu sửa đường GTNT, đào đắp kênh mương nội đồng, góp ngày công trị giá trên 1 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn... Nông dân xã Hợp Thịnh là một trong số điển hình thông qua xây dựng 11 bể xử lý rác thải trên đồng ruộng đã góp sức giảm ô nhiễm môi trường. Thành tựu đáng kể trong 5 năm 2007 - 2012 là nông dân toàn Hội góp phần quan trọng đưa giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của huyện tăng bình quân 4,55%/năm, các ngành, nghề, dịch vụ nông thôn phát triển, nghề truyền thống được phát huy, thu hút nhiều lao động, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, đảm bảo đời sống hội viên. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 7%, tăng trưởng kinh tế 13,3%/năm, thu nhập bình quân đạt 25 triệu đồng/người/ năm 2012, 85% hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 99,98% hộ dân được dùng điện lưới, ANCT - TTATXH nông thôn được giữ vững. Nông dân trong huyện tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng vững mạnh.

 

 

                                                                         Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục