Công ty ô tô buýt Hòa Bình thường xuyên quán triệt cho đội ngũ lái, phụ xe ý thức chấp hành pháp luật và tinh thần phục vụ hành khách. Ảnh: Đức Phượng.

Công ty ô tô buýt Hòa Bình thường xuyên quán triệt cho đội ngũ lái, phụ xe ý thức chấp hành pháp luật và tinh thần phục vụ hành khách. Ảnh: Đức Phượng.

(HBĐT) - Tỉnh ta có địa hình đồi núi cao, chia cắt phức tạp, hạ tầng giao thông còn nhiều khó khăn nên trong những năm qua, ngành GT-VT xác định công tác xây dựng, tổ chức quản lý quy hoạch phát triển GT-VT là nhiệm vụ quan trọng và cần đi trước một bước để làm cơ sở tham mưu cho tỉnh đầu tư đúng hướng, hiệu quả, đảm bảo nhu cầu phát triển KT- XH, QP - AN của địa phương.

 

Năm 2005, mạng lưới giao thông đường bộ toàn tỉnh có 4.300 km; chỉ có 12 doanh nghiệp, HTX hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng ô tô với khoảng 250 phương tiện. Nhờ làm tốt công tác xây dựng, quản lý thực hiện quy hoạch, trong những năm qua, mạng lưới giao thông trong tỉnh không ngừng được mở rộng, nâng cấp, góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị và nông thông của tỉnh. Đến nay, mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài gần 5.100 km, trong đó có 5 tuyến quốc lộ (QL6, QL12B, QL15, QL21 và đường Hồ Chí Minh) với tổng chiều dài  297km, chủ yếu  đường cấp V, cấp VI; 21 tuyến tỉnh lộ có chiều dài 403 km, 6 tuyến CT229 dài 186 km, về tiêu chuẩn đạt cấp VI và thấp hơn; đường huyện khoảng 767 km; đường đô thị tổng chiều dài 106 km; đường chuyên dùng 101 km; đường giao thông nông thôn  3.224 km, chủ yếu là đường loại B-GTNT. Đến nay, 100% xã có đường ô tô tới trung tâm xã.

 

Về vận tải đường bộ, đến nay, toàn tỉnh có 23 doanh nghiệp, HTX hoạt động kinh doanh vận tải khách, với tổng   số khoảng 542 phương tiện  các loại, trong đó có 302  chiếc taxi đăng ký tại 11 doanh nghiệp. Hiện có 101 tuyến vận tải khách cố định, 1 tuyến xe bus nội tỉnh. Đối với vận tải hàng hóa, năm 2012 có khoảng 3.950 xe, đa số là các xe vận tải có chất lượng tốt, số lượng phương tiện có trọng tải trên 5 tấn chiếm khoảng 75%. Phương tiện giao thông phát triển mạnh kéo theo hệ thống bến bãi cũng được quan tâm đầu tư xây dựng để đáp ứng nhu cầu người dân và các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải. Trên địa bàn tỉnh đã có 23 bến xe khách, trong đó có 9 bến đạt quy chuẩn đã được kiểm tra, công bố theo quy định, gồm 1 bến loại II, 1 bến loại IV, 5 bến loại V và 2 bến loại VI. Các bến còn lại gồm 4 bến loại V và 10 bến loại VI đang tiếp tục được quy hoạch lại và đầu tư nâng cấp theo quy định. Trên tuyến QL6 qua địa phận tỉnh có 1 trạm dừng nghỉ, hiện đang được nghiên cứu mở rộng nhằm đáp ứng  nhu cầu cho khách và lái xe đường dài.

 

Ngoài ra, hệ thống giao thông đường thủy chạy qua tỉnh 163 km, chủ yếu là đường thuỷ nội địa gồm 2 tuyến chính là tuyến sông Đà và sông Bôi. Tuyến sông Đà dài 103km, được chia thành 2 khu vực, khu vực thượng lưu dài 78km (tính từ Nhà máy thủy Hòa Bình lên phía trên), khu vực hạ lưu dài 25 km (tính từ Nhà máy thủy Hòa Bình xuống phía dưới), đây là 2 tuyến do Trung ương quản lý. Tuyến sông Bôi dài 60 km qua hai huyện Kim Bôi và Lạc Thủy là tuyến do địa phương quản lý. Ngoài ra còn có 4 doanh nghiệp, HTX đăng ký kinh doanh vận tải thủy nội địa, còn lại chủ yếu là phương tiện cá nhân đăng ký khai thác kinh doanh vận tải với tổng số phương tiện thủy nội  địa là 803 phương tiện; có 5 cảng, 25 bến thủy nội địa và 3 bến khách ngang sông đạt tiêu chuẩn cấp phép theo quy định.

 

Tuy nhiên, kinh phí đầu tư phát triển hạ tầng nói chung, trong đó có hạ tầng giao thông vận tải còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư xây dựng của tỉnh; trong thời điểm thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt tuy đã góp phần quan trọng giúp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế nhưng cũng để lại những hệ quả tác động làm kéo dài thời gian xây dựng các công trình giao thông trọng điểm đi qua tỉnh, gây khó khăn cho nhân dân tham gia giao thông.

 

Sở GT-VT tỉnh đã đề ra các giải pháp chủ yếu để khắc phục những khó khăn trên, đó là: Tiếp tục đề xuất, kiến nghị với Bộ  GT-VT và UBND tỉnh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, giải phóng mặt bằng, về vốn đầu tư cho các công trình, dự án, nhất là các dự án trọng điểm do Bộ GTVT ủy thác quản lý; tăng cường quản lý chất lượng, an toàn xây dựng các công trình giao thông; củng cố, kiện toàn lực lượng thanh tra giao thông vận tải để đủ mạnh xử lý các hành vi vi phạm; đôn đốc các địa phương tăng  cường quản lý các dịch vụ vận tải, bến bãi; bố trí kinh phí hợp lý cho sửa chữa thường xuyên, sửa chữa định kỳ để nâng cao tuổi thọ các công trình đảm  bảo phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

 

 

                                                                       Linh Ngọc

                                                          (Văn phòng UBND tỉnh)

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục