Tuyến mương xóm Trám đầu tư vốn Chương trình 135 vừa được đưa vào sử dụng đảm bảo nguồn nước tưới tiêu cho hơn 10 ha lúa.

Tuyến mương xóm Trám đầu tư vốn Chương trình 135 vừa được đưa vào sử dụng đảm bảo nguồn nước tưới tiêu cho hơn 10 ha lúa.

(HBĐT) - 1 năm trước, gia đình ông Bùi Văn Tý ở xóm Trám, xã Bắc Sơn (Kim Bôi) thuộc diện hộ nghèo. Hưởng lợi từ Chương trình 135 hỗ trợ sản xuất đồng bào vùng khó khăn, ông được đầu tư chăn nuôi 50 con gà Đông Cảo. Con giống, thức ăn, thuốc thú y ban đầu và kỹ thuật đều được chương trình trợ giúp miễn phí. Đây là những điều kiện cơ bản tạo động lực để những hộ nghèo như ông vươn lên. Khi chúng tôi đến thăm, ông Tý với tâm trạng phấn chấn cho biết: Lứa gà Đông Cảo đã xuất bán đúng vào dịp Tết sau 5 tháng chăn nuôi.

 

Từ chỗ trọng lượng bình quân gà giống khoảng 250g/con, khi xuất ra ngoài thị trường đã đạt trên 2,5 kg/con với giá 85.000 đồng/kg. Số tiền có được từ bán lứa gà, ông quyết định đầu tư chăn nuôi quay vòng, mua gối gần 100 gà giống để duy trì sản xuất. Cùng thời gian này, hàng trăm hộ dân ở xóm Trám, bản người Dao Đằng Long mừng vui tiếp nhận và đưa vào sử dụng các công trình thủy lợi được kiên cố hóa từ nguồn vốn Chương trình 135. Đó là công trình xây mới 2 tuyến mương ở xóm Trám với tổng chiều dài 600 m, tuyến mương Suối Trê ở bản Đằng Long với chiều dài 400 m, kinh phí đầu tư 200 triệu đồng/công trình. Đưa chúng tôi đi thăm tuyến mương vừa hoàn thiện, kịp phục vụ cho sản xuất vụ chiêm xuân này, ông Bùi Văn Quý, Trưởng xóm Trám cho biết: Hồi còn là mương tạm bằng đất, hiệu quả tưới tiêu ở cả 2 vụ phập phù, bị thẩm thấu và thất thoát nhiều nên năng suất lúa, cây màu trên cánh đồng rộng cả chục ha này không ổn định. Nay có tuyến mương xây kiên cố, nước được dẫn về đều tại các chân ruộng, cây lúa, cây màu nhờ được tưới dưỡng thường xuyên nên phát triển tốt, thân khỏe, bông, bắp trỗ nhiều hứa hẹn cho năng suất cao.

 

Nếu như ở giai đoạn I trước đây, Chương trình 135 được thực hiện trên địa bàn xã Bắc Sơn tập trung vào các hạng mục lĩnh vực xây dựng cơ bản như điện, đường giao thông, trường lớp học thì ít năm lại đây, vấn đề hỗ trợ sản xuất, cải thiện sinh kế cho hộ nghèo được đặc biệt ưu tiên. Theo ông Bạch Công Nhi, Chủ tịch UBND xã, mỗi năm, xóm hưởng lợi được đầu tư nguồn vốn khoảng 250 triệu đồng, trong đó bao gồm kinh phí xây hạng mục phục vụ sản xuất, trực tiếp hỗ trợ phát triển kinh tế nhóm hộ, hộ. Hiện nay, xã còn 2 xóm, bản là Trám và Đằng Long được hưởng lợi chương trình. Bằng nguồn hỗ trợ, nhân dân các xóm, bản đề đạt nguyện vọng thống nhất tập trung lựa chọn các công trình, hạng mục phù hợp và hiệu quả nhất. Ví như bản Đằng Long đề xuất mua máy phát điện, máy cày bừa, máy xay xát và máy phun thuốc BVTV. Xóm Trám tổ chức mua máy ấp trứng, máy nghiền thức ăn… Số lượng máy móc mua về được bàn giao cho từng hộ, nhóm hộ quản lý, có xây dựng quy chế vận hành, sử dụng riêng.

 

Cùng với các dự án, chương trình như xây dựng NTM, 134, 167…, Chương trình 135 hỗ trợ sản xuất đã góp phần thúc đẩy sản xuất, đẩy nhanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở các xóm, bản khó khăn trên địa bàn xã. Tại xóm Trám, Đằng Long, năng suất lúa bình quân từ 50 – 53 tạ/ha đến nay đã đạt 60 – 70 tạ/ha. Bình quân thu nhập của xã hiện đạt trên 13,5 triệu đồng/người/năm, hộ nghèo giảm từ 56,7% (năm 2011) còn 29,2% (năm 2012), hộ ở nhà tạm giảm còn 4%.

 

 

                                                                        Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục