Hội nghị ngành Công thương lần thứ XV tập trung bàn các giải pháp thúc đẩy phát triển KT-XH vùng.

Hội nghị ngành Công thương lần thứ XV tập trung bàn các giải pháp thúc đẩy phát triển KT-XH vùng.

(HBĐT) - Ngày 12/7, tại thành phố Hòa Bình, Bộ Công thương phối hợp với UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức hội nghị ngành Công thương 14 tỉnh trung du, miền núi Bắc bộ lần thứ XV năm 2013. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công thương; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Vụ, Viện thuộc Bộ Công thương và các tỉnh trong vùng trung du, miền núi Bắc bộ.

 

Theo báo cáo của Bộ Công thương, năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng đạt trên  56.511 tỷ đồng, tăng 13,9% so với năm 2011. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân mỗi tỉnh trong vùng đạt 4.121 tỷ đồng. Một số tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp ở mức cao như: Thái Nguyên 13.660 tỷ đồng, Phú Thọ  13.004 tỷ đồng và Hòa Bình 6.561 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng ước đạt 31.676,5 tỷ đồng, tăng 17,17% so với cùng kỳ năm 2012 và đạt 48,11% kế hoạch năm. Đến nay, toàn vùng đã có 84 cụm công nghiệp (CCN) có quyết định thành lập với diện tích 3.033 ha; có 107 CCN đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết. Có 75 CCN với tổng diện tích 2.420 ha đã đi vào hoạt động, đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình 51%. Các CCN thu hút được 500 dự án, giải quyết việc làm cho gần 32.000 lao động. Hoạt động thương mại có mức tăng trưởng khá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ toàn vùng ước đạt 65.203 tỷ đồng, chiếm 5,11% so cả nước, tăng 16,7% so cùng kỳ. Xuất khẩu ước đạt 2,57 tỷ USD, tăng 41,9% so cùng kỳ. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu như: sắt thép, phân bón các loại, hàng nông, lâm sản, phụ kiện may mặc, máy móc thiết bị phụ tùng…. Nhập khẩu đạt trên 2,3 tỷ USD, tăng 22,3% so cùng kỳ.

 

Hội nghị đã chỉ ra những mặt hạn chế của ngành Công thương trong thời gian qua, đồng thời, kiến nghị một số vấn đề liên quan đến phát triển KT-XH vùng như: kết cấu hạ tầng vùng phát triển chậm; chưa khai thác được thế mạnh từng địa phương; lãi xuất vay vốn ngân hàng cao; nguồn cung cấp điện không đảm bảo, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp…

 

Năm 2013, toàn vùng phấn đấu đưa giá trị sản xuất công nghiệp đạt 67.598 tỷ đồng, tăng 16,7%; tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ trong vùng phấn đấu đạt 141.882 tỷ đồng, tăng 18%; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 5,1 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt trên 4,3 tỷ USD. Để hoàn thành tốt các mục tiêu trên, ngành Công thương các tỉnh trung du, miền núi Bắc bộ tập trung vào 9 nhiệm vụ trọng tâm và 12 giải pháp chủ yếu. Theo đó, giải pháp và nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu là tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghiệp và thương mại; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại, tập trung vào hệ thống sản xuất và phân phối điện. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh…

 

        

Lãnh đạo Bộ Công thương, UBND tỉnh Hòa Bình trao cờ luân lưu tổ chức hội nghị Công thương 14 tỉnh trung du, miền núi Bắc bộ lần thứ XVI năm 2014 cho tỉnh Lào Cai.

 

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công thương đề nghị các địa phương cũng như các Vụ, Viện thuộc Bộ Công thương cần xác định rõ những tiềm năng, lợi thế chính của từng địa phương; thúc đẩy liên kết vùng nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển KT – XH theo hướng bền vững, là cơ sở quan trọng đẩy nhanh CNH-HĐH vùng, xứng tầm với tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương.

 

 

                                                                 Hồng Trung

 

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục