Lãnh đạo Công ty CP Nước sạch Hoà Bình, giới thiệu quy trình lọc nước tại xí nghiệp khu vực bờ trái Sông Đà.

Lãnh đạo Công ty CP Nước sạch Hoà Bình, giới thiệu quy trình lọc nước tại xí nghiệp khu vực bờ trái Sông Đà.

(HBĐT) - Tiết kiệm, chống lãng phí để đảm bảo doanh thu, đảm bảo thu nhập cho người lao động, việc phải làm, nên làm ở mỗi DN- Đồng chí Ngô Xuân Điển, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty CP nước sạch Hoà Bình chia sẻ. Giảm tỷ lệ thất thoát nước; tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng; tiết kiệm chi phí quản lý... là những chỉ tiêu được Công ty cân nhắc, đưa ra hàng năm nhằm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

 

Tiền thân là DN Nhà nước (Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Hoà Bình), năm 2009 chuyển đổi sang Công ty CP theo Quyết định 539/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Công ty hiện có 186 CB-CNV, trong đó có 45 người có trình độ đại học, cao đẳng, 31 người có trình độ trung cấp và 110 công nhân kỹ thuật làm việc tại văn phòng công ty và 7 xí nghiệp trực thuộc. Công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt cho toàn tỉnh. Trong 2 năm (2011-2012), do giá cả vật tư đầu vào (điện, xăng dầu, hoá chất) tăng, trong khi đó, giá nước không được điều chỉnh kịp thời nên Công ty đã gặp nhiều khó khăn trong SX-KD, đời sống của người lao động cũng không được đảm bảo. Trong bối cảnh đó, Công ty đã động viên CB-CNVC phát huy sáng kiến nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất nên đã có nhiều sáng kiến được triển khai, ứng dụng phát huy hiệu quả. Năm 2012, Công ty đã tiết kiệm được trên 478 triệu đồng. Trả lời cho câu hỏi: phương án tiết kiệm đó có tác động đến chất lượng sản phẩm, thời gian và khối lượng công việc mà CB, CC, VC phải làm? Đồng chí Ngô Xuân Điển khẳng định: Việc tiết kiệm chi phí đã được thực hiện trong suốt 2 năm qua và không hề ảnh hưởng đến thời gian, đời sống của người lao động cũng như chất lượng sản phẩm bởi để có được nguồn nước thương phẩm đạt chuẩn cung cấp ra thị trường, Công ty phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất. Để tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, cán bộ kỹ thuật phải thường xuyên có mặt kiểm tra nguồn nước, từ đó có sự điều tiết cho phù hợp. Cụ thể với nguồn nước đang sử dụng phải cần tới bao nhiêu dung dịch Clo, phèn để lọc. Về nhân lực, Công ty cũng có sự sắp xếp, điều chuyển phù hợp đảm bảo mỗi CB-CNV đều không phải làm quá thời gian và khối lượng công việc quy định. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với Công ty, việc khó khăn nhất vẫn là vấn đề thất thoát nước. Năm 2012, khối lượng nước thất thoát lên tới 30%. Nguyên nhân thất thoát là do hệ thống dẫn  nước trên địa bàn thành phố được trang bị từ lâu, nay theo quy hoạch mới, các công trình xây dựng mọc lên ngày càng nhiều chôn lấp cả hệ thống đường ống nên không thể sửa chữa, khắc phục. Bên cạnh đó còn một vài lý do khách quan xuất phát từ ý thức  của người dân trong việc sử dụng gây thất thoát dù có phát hiện cũng rất khó trong xử lý. Tuy nhiên, với sự quyết tâm, nỗ lực của Công ty, trong 6 tháng đầu năm đã giảm được 1% lượng nước thất thoát, con số này còn quá khiêm tốn nhưng đó cũng đã là tín hiệu đáng mừng. Cộng các khoản: giảm tỷ lệ thất thoát nước; tiết kiệm phèn, clo, điện, xăng, dầu; tiết kiệm chi phí khánh tiết, hội nghị, chi phí văn phòng phẩm, trong 6 tháng đầu năm, Công  ty đã tiết kiệm được trên 253 triệu đồng.

 

Đồng chí Ngô Xuân Điển chia sẻ: tháng 3, UBND tỉnh  đã ban hành Quyết định số 291/QĐ-UBND  phê duyệt đơn giá nước sạch thay thế bảng đơn giá nước sạch cũ được phê duyệt từ tháng 7/2010, đây thực sự là sự hỗ trợ đắc lực để DN tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong SX-KD. Thời gian tới, Công ty sẽ vẫn duy trì, thực hiện tốt việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường hoạt động quản lý, điều hành để nâng cao chất lượng hiệu quả SX-KD, đảm bảo đời sống cho người lao động và chấp hành tốt nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, khẳng định uy tín với người tiêu dùng trong tỉnh.

 

 

                                                                   Thuý Hằng

 

 

 

Các tin khác


Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục