Lực lượng QLTT giám sát chất lượng hàng hóa tại khu kinh doanh hàng tiêu dùng của Hội chợ.

Lực lượng QLTT giám sát chất lượng hàng hóa tại khu kinh doanh hàng tiêu dùng của Hội chợ.

(HBĐT) - Theo ghi nhận của các đơn vị Công an, QLTT thực thi nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát tại Hội chợ triển lãm sản phẩm CN – TTCN và hàng tiêu dùng các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2013, hàng hóa, các sản phẩm được trưng bày và phục vụ nhu cầu tiêu dùng do các tổ chức, cá nhân, cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp đáp ứng có chất lượng trội hơn so với các hội chợ diễn ra trên địa bàn tỉnh trước đó.

 

Với quy mô hơn 300 gian hàng, Hội chợ triển lãm sản phẩm CN – TTCN và hàng tiêu dùng các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2013 là sự kiện lớn, vận động, thu hút sự quan tâm của 17 đơn vị tỉnh, thành và một số doanh nghiệp nước ngoài tham gia. Cùng với đó, chất lượng hàng hóa tại Hội chợ được Ban tổ chức lưu tâm đặc biệt bởi đây không chỉ là nơi để kích thích tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước mà còn là “điểm nhấn” tạo niềm tin được mua sắm hàng hóa tốt đối với người dân. Bà Bùi Thị Kiên ở xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) cho biết: Các gian hàng được bày trí đẹp và hàng hóa nhiều. Có thứ chỉ ngắm thôi như sản phẩm gỗ lũa, sơn mài, vật liệu trang trí nội thất, ngoại thất… nhưng cũng có không ít sản phẩm độc đáo, chất lượng mà bà khó bỏ qua cơ hội được mua như dao, kéo sắt của tỉnh Cao Bằng, hoa lụa trang trí hay các món đồ gia dụng, mỹ phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao…

           

Qua khảo sát, các sản phẩm hiện có mặt tại Hội chợ phong phú, đa dạng về loại hình và mang tính đặc trưng vùng miền. Nếu như hàng hóa trưng bày, giới thiệu của các tỉnh bạn mạnh về công nghiệp, vật tư nông nghiệp, hàng tiêu dùng dệt may, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp thì các gian hàng của doanh nghiệp trong tỉnh lại có dịp khoe thế mạnh về TTCN, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đầy tinh tế. Hội chợ cũng được chia thành 2 khu chuyên biệt, một khu dành cho Sở Công Thương và một số doanh nghiệp trưng bày sản phẩm triển lãm, một khu nhộn nhịp hơn là khu hàng tiêu dùng có đầy đủ các loại hàng hóa phục vụ người dân từ gian ẩm thực, đồ ăn nhanh, quần áo, giày dép, chăn – ga – gối – đệm, điện tử, thực phẩm, đồ nhựa gia dụng, vật tư nông nghiệp…

           

Liên quan đến công tác đảm bảo chất lượng hàng hóa tại Hội chợ, đại diện Công ty CPTM Định Nhuận (thành phố Hòa Bình) cho biết: Không riêng gì doanh nghiệp mà tất cả các đơn vị tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia gian hàng đều đã ký cam kết về việc đảm bảo chất lượng hàng hóa, VSATTP, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường trong khu vực Hội chợ. Đây là cách làm mới giúp hạn chế, khắc phục các tồn tại, hạn chế trong việc quản lý chất lượng hàng hóa những lần hội chợ trước.

           

Theo ông Lê Thế Bùi – Đội trưởng đội QLTT số 1 (thành phố Hòa Bình), qua kiểm soát tại các gian hàng hóa không phát hiện có hàng giả, hàng nhái, hàng không đảm bảo VSATTP. Trước ngày khai mạc Hội chợ, 1 doanh nghiệp xuống hàng lộn xộn đã được đội Cảnh sát PCTP về Môi trường – Công an thành phố nhắc nhở, yêu cầu chấn chỉnh. Trong những ngày diễn ra Hội chợ, lực lượng QLTT đã đình chỉ và xử phạt hành chính đối với 1 cơ sở bán thuốc nam kiêm bắt mạch, kê đơn nhưng không xuất trình được chứng chỉ hành nghề; thu giữ một số sản phẩm đồ chơi mang tính bạo lực bày bán tại Hội chợ. Lực lượng QLTT cũng thường xuyên giám sát việc thực hiện các cam kết chất lượng hàng hóa của các doanh nghiệp, cơ sở tham gia Hội chợ và kịp thời nhắc nhở, đôn đốc.

 

 

                                                                              

                                                                             Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục