Hạ tầng Trung tâm thương mại bờ trái sông Đà (TPHB) đang được tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công.

Hạ tầng Trung tâm thương mại bờ trái sông Đà (TPHB) đang được tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công.

(HBĐT) - Năm 2013, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 5.940 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư ngân sách 2.209,7 tỷ đồng, vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách T.Ư 365,3 tỷ đồng, vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP) 544,1 tỷ đồng, vốn chương trình mục tiêu quốc gia 198,2 tỷ đồng, nguồn ODA 84 tỷ đồng, vay KBNN 100 tỷ đồng, ứng kế hoạch vốn năm 2014 là 29 tỷ đồng, vay tín dụng ưu đãi 355 tỷ đồng, tạm ứng ngân sách tỉnh 63,9 tỷ đồng, tạm ứng ngân sách T.Ư 23 tỷ đồng.

 

Đến hết tháng 10, tiến độ giải ngân một số nguồn vốn đạt khá so với cùng kỳ như: vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung đạt 83,6% kế hoạch, vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách T.Ư đạt 77%, vốn Nghị quyết 37 đạt 76%, hạ tầng du lịch 98%, đầu tư y tế tỉnh, huyện 84%, đầu tư trụ sở xã 86%. Tuy nhiên, tại một số nguồn vốn thuộc chương trình MTQG có tiến độ giải ngân chậm, cá biệt, một số giải ngân thấp như: Chương trình giảm nghèo bền vững đạt 25,6%, chương trình MTQG đưa thông tin về cơ sở 13%, các dự án thủy lợi vốn TPCP 54%...

 

Năm 2013, bên cạnh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nguồn vốn đã bố trí trong dự toán, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN và vốn TPCP theo chỉ đạo của Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng XDCB từ nguồn vốn NSNN, vốn TPCP, tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương. Theo đó đã cắt giảm quy mô, đình hoãn, giãn tiến độ đầu tư 15 dự án từ nguồn vốn TPCP, 7 dự án đầu tư từ nguồn vốn ổn định dân cư phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà, 21 dự án đầu  tư từ nguồn XDCB tập trung ngân sách tỉnh, 9 dự án đầu tư từ nguồn Nghị quyết 37... Năm 2013, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách T.Ư cắt giảm lớn, do vậy, tỉnh đã chủ động huy động các nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi, nguồn tăng thu ngân sách T.Ư, nguồn ứng trước năm 2014 để bổ sung nguồn vốn đầu tư, triển khai các dự án công trình trọng điểm. Tuy nhiên còn nhiều dự án tiến độ triển khai chậm dẫn đến tiến độ giải ngân chậm; tình trạng bố trí vốn cho các dự án chưa bảo đảm cơ cấu vốn, chưa đủ thủ tục đầu tư. Một số huyện chưa kiên quyết trong việc cắt giảm, giãn tiến độ, công trình hoặc tiếp tục khởi công dự án mới, trong khi  chưa cân đối được nguồn vốn. Đặc biệt có tình trạng các chủ đầu tư, nhà thầu chậm nghiệm thu, quyết toán công trình “chờ chính sách” thay đổi để điều chỉnh tổng mức đầu tư gây áp lực cho NSNN.

 

Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư từ NSNN, lãnh đạo Chi nhánh KBNN tỉnh cho rằng, ngoài nguyên nhân khách quan về cơ chế, chính sách, thủ tục thẩm định nguồn vốn phức tạp, mất nhiều thời gian có nguyên nhân chủ quan do các chủ đầu tư, ban quản lý dự án xây dựng kế hoạch nhưng chưa có nguồn. Đầu tư phát triển có vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế. Trong giai đoạn hiện nay, xin được nguồn vốn đầu tư rất khó, đối với tỉnh ta, khoảng 75% ngân sách cho đầu tư từ T.Ư. Do vậy đẩy nhanh tiến độ giải ngân các chương trình dự án là việc làm cấp bách. Cùng với nâng cao năng lực của các chủ đầu tư cần có chế tài xử lý các chủ đầu tư, BQL trong chậm giải ngân thực hiện các chương trình, dự án các nguồn vốn từ ngân sách.

 

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn từ NSNN, UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tập trung rà soát, đánh giá các dự án đầu tư. Chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, nhất là với nguồn vốn đầu tư từ NSNN, vốn TPCP, vốn chương trình MTQG và vốn ODA. Chủ trương hạn chế kéo dài thời gian thanh toán các khoản vốn đầu tư từ NSNN, TPCP kế hoạch năm 2013 sang năm 2014. Hạn chế tối đa ứng trước vốn cho các dự án. Tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản theo tinh thần Chỉ thị 27/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương và Công văn số 200, ngày14/2/2012 của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý đầu tư từ nguồn NSNN và TPCP, Công văn 926, ngày 27/8/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh, Văn bản 2167, ngày 27/6/2013 về tăng cường quản lý đầu tư từ ngồn vốn NSNN và vốn TPCP về chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN và vốn TPCP. UBND tỉnh cũng chỉ đạo các ngành chức năng tiếp tục rà soát các chương trình, dự án để điều chỉnh danh mục nguồn vốn đầu tư, ưu tiên các công trình, dự án có tiến độ giải ngân tốt, khả năng sớm hoàn thành, nâng cao hiệu quả đầu tư từ NSNN, nâng cao chất lượng tư vấn thiết kế, đầu tư xây dựng. Đồng thời chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng cơ chế đổi mới quản lý các chương trình, dự án, chủ trương thành lập BQL dự án tập trung, chuyên nghiệp để huy động các nguồn lực và triển khai hiệu quả các dự án đầu tư.

 

 

 

                                                                           Lê Chung

 

 

 

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục