Ông Hà Văn Hưng bên gốc quýt ngọt sai quả.

Ông Hà Văn Hưng bên gốc quýt ngọt sai quả.

(HBĐT) - Lần đầu tiên, ông Hà Văn Hưng ở xóm Bái, xã Nam Sơn (Tân Lạc) được cầm món tiền lớn nhất trong đời. Ấy là những tháng đầu năm 2014 khi vụ thu hoạch quýt ngọt vừa kết thúc. Với thu nhập tới vài trăm triệu đồng từ mùa quýt bội thu, ông mừng mừng, tủi tủi bởi sau bao năm tháng vất vả gây dựng, vùng đất sỏi đá, cằn cỗi này đã không phụ công người làm nên mùa quả ngọt.

 

Đưa chúng tôi đi thăm đồi quýt ở tận cùng xóm Bái có địa hình tương đối thẳng đứng, mấp mô, ông Hưng bồi hồi kể: Khu đồi này trước đây ông mua của một người quen đã chuyển vào miền Nam sống. Vì  đất dốc lại ít nước nên từ năm 2000 trở về trước gần như bỏ không, thời điểm canh tác cũng rất phập phù. Ông cũng từng trồng một số cây quýt - loại quýt cổ bản địa trên diện tích này nhưng hiệu quả kinh tế không đáng kể. Thu nhập chính của gia đình suốt ngần ấy năm chỉ trông vào một ít đất ruộng cấy lúa, chăn nuôi vài con lợn, con gà, kinh tế chủ yếu tự cấp, tự túc.

 

Năm 2004, dự án trồng thử nghiệm quýt ngọt đã đến với người dân vùng cao Nam Sơn, ông Hưng là một trong những hộ tiên phong tham gia dự án. Thời điểm đó, số cây giống được dự án hỗ trợ 50 cây/hộ. Những năm kế tiếp, ông lặn lội về thành phố, tìm đến Công ty Giống cây trồng Phương Huyền mua thêm giống ghép quýt ngọt về trồng. Không ngại đất cằn, đất dốc, một mặt ông dày công vun xới từng gốc quýt, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật đã được tập huấn, hướng dẫn. Mặt khác, ông tìm nguồn nước, dùng ống nhựa dẫn nước từ trên núi về. Đào ao tích nước mất cả tháng trời, cuối cùng ông cũng thở phào vì đã giải quyết xong vấn đề nan giải nhất, đó là đảm bảo tưới nước cho loại cây ăn quả ưa nước này.

 

600 cây quýt hiện đã được ông Hưng trồng trên vùng đất không mấy thuận lợi này, trong đó có khoảng 400 cây mới, 200 gốc đã cho thu quả bói từ năm đầu năm 2012. Đến đầu năm 2013, ông Hưng thu được gần 5 tấn quả, thu nhập trên 100 triệu đồng. Năm nay, quýt nhà ông cho sai quả nhất từ trước đến nay với mỗi cây chiết cho thu 60 - 70 kg quả, có cây to, nhiều cành, sai quả cho thu đến hàng tạ quả. Ông Hưng phấn khởi cho biết: Quýt vụ này bán được giá, thương lái lên vùng cao thu mua quýt tại vườn, giá bán buôn 28.000 đồng/kg. Trừ chi phí đầu tư chăm sóc, người trồng quýt ngọt cầm chắc thu lãi 2 phần.

 

Tết Nguyên đán vừa qua cũng là lúc gia đình ông Hưng hoàn tất kỳ thu hái quýt, nhẩm tính sản lượng thu cả vụ đạt hơn 10 tấn quả, tăng hơn gấp đôi so với vụ thu hoạch trước, giá bán lại cao hơn. Nhờ nỗ lực chuyển đổi, không quản khó nhọc đầu tư, chăm sóc, ông Hưng đã cải tạo vùng đất hoang hóa, bạc màu, tìm ra giống cây trồng phù hợp với khí hậu, có giá trị kinh tế cao, từng bước tạo lập cuộc sống vững vàng, đi lên làm giàu từ trồng quýt ngọt.

 

 

 

                                                                           Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục