Chăn nuôi lợn quy trình sạch, hộ tham gia mô hình tổ hợp tác khu II, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) xuất bán từ 3 - 4 lứa lợn/năm, đầu ra sản phẩm ổn định.

Chăn nuôi lợn quy trình sạch, hộ tham gia mô hình tổ hợp tác khu II, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) xuất bán từ 3 - 4 lứa lợn/năm, đầu ra sản phẩm ổn định.

(HBĐT) - Nhen nhóm, hình thành từ những hộ nông dân có cùng sở thích sản xuất, kinh doanh, mô hình tổ hợp tác đã xuất hiện và nhân rộng ở các KDC trên địa bàn thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn).

 

Đồng chí Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hội ND thị trấn cho biết, tháng 9/2013, khi UBND thị trấn cho phép thành lập đến nay, thị trấn đã có 5/6 chi hội nông dân xây dựng được mô hình tổ hợp tác, mỗi chi hội có từ 1 - 2 mô hình. Với đặc thù KT-XH, thị trấn có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi, kinh tế đồi rừng, nhất là thế mạnh chăn nuôi. Mô hình kinh tế tập thể trước hết khởi xướng từ nhu cầu được trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, cùng làm giàu của hội viên nông dân các chi hội, tiếp đó mới là nhu cầu về vốn. 

 

Đưa chúng tôi đi thăm gia đình các thành viên tham gia mô hình tổ hợp tác khu II, bà Nguyễn Thị Hồng,  trưởng nhóm mô hình chia sẻ: Các thành viên đều tham gia trên tinh thần tự nguyện, người nhiều kiến thức, kinh nghiệm san sẻ cho người còn thiếu. Với 21 thành viên, ở đây, gia đình thành viên nào cũng nấu rượu, nuôi lợn, tận dụng sản phẩm phụ bỗng rượu cho lợn ăn thêm rau, các loại cám sắn, ngô, tuyệt đối không sử dụng thức ăn công nghiệp. Chính vì vậy, đầu ra sản phẩm ổn định và được giá. Cung ứng thực phẩm cho thị trường dịp trước, trong, sau Tết, hàng chục hộ thành viên mô hình đã xuất bán lứa lợn, bình quân mỗi hộ xuất 20 - 25 con, mỗi con từ 80  - 110 kg với giá bán lợn hơi 46 - 48.000 đồng/kg. ông Hà Minh Tiến, thành viên mô hình khu II phấn khởi cho biết: Chăn nuôi theo kiểu dân dã, không dùng thức ăn sẵn nên nhóm sản xuất chúng tôi có vất vả hơn nhưng bù lại sức lớn của lợn nuôi không thua kém, thịt thành phẩm lại đảm bảo sạch, tạo yên tâm cho người tiêu dùng.

 

Chính nhờ thực hiện phương thức chăn nuôi sạch, an toàn nên thị trường đầu ra của các nhóm mô hình tổ hợp tác ở thị trấn Kỳ Sơn cung ứng đến đâu, tiêu thụ hết đến đó. Thương lái từ thành phố Hòa Bình và một số tỉnh, thành lân cận tìm đến tận nơi, đặt mua cả đàn. Có những thành viên như hộ các ông: Trịnh Văn Yên, thành viên mô hình khu II, Nguyễn Hồng Mạch, thành viên mô hình khu III... nuôi lợn rừng, lợn bản địa và gà thả vườn có quy mô trang trại với số lượng hàng trăm con, doanh thu lên tới hàng tỷ đồng/năm.

 

Đến nay, tại 5 KDC thị trấn đã thành lập 7 tổ hợp tác, tổ ít nhất có 5 thành viên, đông nhất có hơn 20 thành viên. Các thành viên nhóm, tổ hầu hết có cùng sở thích chăn nuôi lợn sạch, cá, ong mật, gà thả vườn. Không chỉ tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 2 - 4 lao động trong mỗi hộ thành viên, các nhóm, tổ còn tạo việc làm thời vụ cho hàng trăm lao động. Để hỗ trợ mở rộng sản xuất các mô hình, trong năm 2013, Hội ND thị trấn đã tạo điều kiện giúp 15 thành viên nhóm, tổ hợp tác khu II, khu III được tiếp cận quỹ hỗ trợ nông dân của tỉnh, huyện với tổng vốn vay 350 triệu đồng. Bên cạnh đó, phối hợp với các ngành, đoàn thể, trạm khuyến nông, trung tâm học tập cộng đồng mở 6 lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật về chăn nuôi căn cứ vào nhu cầu, bình quân mỗi lớp thu hút 40 học viên trở lên.

 

Thống kê sơ bộ tại 7 mô hình tổ hợp tác ở các KDC có quy mô 125 con lợn nái rừng, lợn bản địa, trên 400 lợn, khoảng 10.000 con gà, ngan chăn nuôi theo quy trình sạch, gần 600 con nhím, ba ba, động vật quý hiếm khác và gần 10 tấn cá thương phẩm. 90% sản phẩm do các thành viên nhóm, tổ sản xuất cung cấp cho thị trường khó tính như Hà Nội, Hải Dương và trong tỉnh. Đến nay, có khoảng 70 hộ tham gia các mô hình với tổng thu nhập bình quân đạt 50 triệu đồng/ hộ/năm trở lên. Sự ra đời của các mô hình đã góp phần thúc đẩy phong trào SX-KD giỏi trong hội viên nông dân, làm tăng số hộ hội viên nông dân có thu nhập cao đạt trên 30%, bình quân thu nhập đầu người của thị trấn hiện đạt trên 30 triệu đồng/ năm. Năm 2013, với tổng số 243 hộ hội viên, Hội ND thị trấn có 184 hộ đạt SX-KD giỏi, trong đó có 12 hộ SX-KD giỏi cấp tỉnh, 33 hộ đạt cấp huyện và 139 cấp cơ sở. Hầu hết hộ tham gia mô hình tổ hợp tác ở các KDC đã nỗ lực SX-KD để đạt danh hiệu đó.

 

                                                                                                Bùi Minh     

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục