Cụm công nghiệp Khoang U, xã Ân nghĩa hiện đang được đơn vị đầu tư san lấp mặt bằng chuẩn bị xây dựng một số hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật.

Cụm công nghiệp Khoang U, xã Ân nghĩa hiện đang được đơn vị đầu tư san lấp mặt bằng chuẩn bị xây dựng một số hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật.

(HBĐT) - Với những tiềm năng thế mạnh sẵn có trong những năm gần đây, huyện Lạc Sơn có những bước phát triển nhanh về kinh tế, trong đó có ngành CN-TTCN và làng nghề. Công nghiệp tập trung vào ngành nghề nông thôn phát triển, đã tiếp thu một số nghề mới; các nghề truyền thống được duy trì phát triển. Kinh tế hộ gia đình phát triển mạnh theo hướng sản xuất tập trung, góp phần giải quyết nhiều việc làm cho người lao động.

 

Toàn huyện hiện có 1.500 doanh nghiệp, HTX hoạt động trong lĩnh vực sản xuất CN-TTCN với gần 5.000 lao động có mức thu nhập khoảng 2,5 triệu đồng/người/tháng. Ðặc biệt, một số ngành phát triển mạnh như: may xuất khẩu, đồ mộc cao cấp, cơ khí, thủ công mỹ nghệ, đan lát mây- tre… Trong đó, Công ty TNHH Sanko là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu, đóng góp vào quá trình phát triển CN-TTCN của huyện Lạc Sơn. Đi vào hoạt động từ tháng 6/2012, Công ty Sanko 100% vốn Nhật Bản đầu tư hoạt động hiệu quả, giải quyết việc làm cho trên 600 lao động tại địa phương, thu nhập ổn định từ 2 - 2,5 triệu đồng/người/tháng (theo kế hoạch năm 2014 - 2015, Công ty sẽ tạo việc làm cho khoảng 1.200 lao động).

 

Theo định hướng phát triển, những năm tới, Lạc Sơn sẽ có thêm các cụm công nghiệp, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn. Chính vì vậy, trong phát triển CN-TTCN địa phương, huyện xác định các cụm công nghiệp là dự án trọng điểm, góp phần thu hút đầu tư, phát triển kinh tế trên địa bàn, do vậy đã tập trung chỉ đạo quyết liệt các hạng mục, dự án phục vụ cụm công nghiệp, tiến hành hoàn thiện các thủ tục cần thiết để thành lập cụm công nghiệp thúc đẩy phát triển CN-TTCN. Trong đó, tại địa bàn xã Ân nghĩa, cụm công nghiệp Khoang U có tổng diện tích hơn 16 ha, nằm ở khu vực giáp ranh 2 xã Yên Ngiệp và Ân Nghĩa, thuận lợi về giao thông (nhất là từ khi tuyến đường Hồ Chí Minh được mở đi xuyên qua địa bàn) và đó là cửa ngõ để địa phương bắt đầu khởi động những dự án lớn như quy hoạch các cụm công nghiệp để thu hút đầu tư, tạo đột phá trong phát triển kinh tế. Cụm công nghiệp được giao cho Công ty TNHH đầu tư và XD-TM Mỹ Phong làm chủ đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp. Hiện, huyện Lạc Sơn đang tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư xây dựng một số hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Khoang U như: san lấp mặt bằng, làm đường giao thông nội bộ, xây dựng nhà điều hành, rãnh thoát nước, nhà xưởng, hệ thống xử lý chất thải và tường bao… Bà Nguyễn Thị Mỹ, Phòng TC-KH Công ty TNHH đầu tư và XD – TM Mỹ Phong huyện Lạc Sơn cho biết: Với tổng mức đầu tư 105 tỷ đồng, đơn vị chủ đầu tư xác định mục tiêu của dự án là sẽ tạo điều kiện về mặt bằng, cơ sở hạ tầng để các nhà đầu tư vào phát triển sản xuất - kinh doanh. Vì vậy, theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm 2014, cụm công nghiệp sẽ cơ bản xây dựng xong hạ tầng kỹ thuật và dự kiến đến hết năm 2015, cụm công nghiệp Khoang U sẽ chính thức đi vào hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cụm công nghiệp này sẽ thu hút từ 10-20 doanh nghiệp vào đầu tư, góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 2.000 lao động trực tiếp làm việc ở các nhà máy và hơn 1.000 lao động gián tiếp làm dịch vụ. Việc hình thành cụm công nghiệp, khi có các nhà đầu tư vào địa bàn thì đây sẽ là bước ngoặt để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.

 

Đi đôi với quy hoạch, huyện Lạc Sơn cũng có những đề xuất về cơ chế, chính sách đầu tư xây dựng phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện. Tham mưu trong lựa chọn các doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất - kinh doanh phù hợp với tính chất của cụm công nghiệp; công tác cải cách hành chính được tiến hành nghiêm túc, rút ngắn thời gian, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Huyện cũng chú trọng đến nguồn nhân lực phục vụ cho các điểm và cụm công nghiệp, thông qua liên kết đào tạo lao động phổ thông và lao động có tay nghề, giúp cung cấp nguồn lao động chất lượng cao cho doanh nghiệp. Qua đó, năm 2013, hoạt động sản xuất CN-TTCN đã có bước phát triển khá, giá trị sản xuất tăng, một số ngành nghề mới phát triển mạnh. Giá trị sản xuất CN-TTCN đạt trên 486 tỷ đồng, tỷ trọng sản xuất chiếm 26,75% trong cơ cấu kinh tế, đạt 104,6% so với chỉ tiêu NQĐH Đảng bộ huyện đề ra. Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng nâng cao; bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.

 

Phát triển CN-TTCN theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, gắn sản xuất với nhu cầu thị trường là một trong những định hướng phát triển nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Lạc Sơn. Với những nỗ lực tập trung đầu tư cho lĩnh vực này, huyện đã bước đầu thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Có thể nói đây là những tín hiệu đáng mừng của hoạt động CN-TTCN trên địa bàn huyện, đồng thời góp phần vào việc thành công trong chỉ tiêu kinh tế năm 2014 của Lạc Sơn.

 

 

 

                                                                 Hoàng Huy

 

 

 

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục