Từ vốn vay ưu đãi, hộ ông Nguyễn Văn Đoàn, xóm Dụ 6, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) phát triển mô hình kinh tế tổng hợp, thu nhập gần 40 triệu đồng/năm.

Từ vốn vay ưu đãi, hộ ông Nguyễn Văn Đoàn, xóm Dụ 6, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) phát triển mô hình kinh tế tổng hợp, thu nhập gần 40 triệu đồng/năm.

(HBĐT) - Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã và đang tạo điều kiện cho các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh (SXKD) vùng khó khăn được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước, với nhiều chính sách ưu đãi thiết thực, mở ra cơ hội mới để người dân phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương. Sau gần 7 năm thực hiện chương trình của NHCSXH tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần vào nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nông thôn theo hướng sản xuất gắn với thị trường, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân một cách bền vững.

 

Cùng cán bộ tín dụng NHCSXH huyện Kỳ Sơn, chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế của gia đình ông Nguyễn Văn Đoàn ở xóm Dụ 6, xã Mông Hóa. Gia đình ông Đoàn có 4 khẩu, nhờ chăm chỉ làm ăn, gia đình ông thuộc diện có của ăn, của để trong xóm. Ông Đoàn cho biết, cách đây chục năm, gia đình ông trồng rừng nhưng không đầu tư, chăm sóc nên nên cây không phát triển, chỉ thu 6-7 triệu đồng/ năm. Số tiền ấy tính ra không có lãi so với chu kỳ trồng rừng nên chuyển sang đầu tư mua máy xát phục vụ bà con trong xóm và chăm nuôi. Hiện, trong chuồng nhà ông nuôi 10 con lợn thịt, 8 con trâu cho thu nhập từ 30-40 triệu đồng/năm. Năm 2012, gia đình ông được vay vốn ưu đãi từ chương trình SX-KD với 28 triệu đồng, cùng với vốn tự có, gia đình ông đầu tư vào rừng keo có diện tích 1 ha sắp đến kỳ thu hoạch, hứa hẹn cho thu nhập khoảng 70 triệu đồng.

 

Ông Nguyễn Đức Thiêu, Tổ trưởng tổ TK&VV xóm Dụ 6, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) cho biết: tổ có 35 thành viên, hiện thực hiện 6 chương trình tín dụng với dư nợ 770 triệu đồng, trong đó, dư nợ chương trình SX-KD đạt cao nhất 366 triệu đồng với 17 hộ vay vốn. Các hộ này đều sử dụng đồng vốn có hiệu quả, hàng tháng đều trả lãi đúng định kỳ, không có hộ nợ quá hạn, không có hiện tượng xâm tiêu vốn. Hiện nay, ngân hàng mới cho vay bình quân mỗi hộ 30 triệu đồng, trong thời gian tới, nhiều hộ đề nghị cho vay tăng lên 50-100 triệu đồng mới đủ sức đầu tư, mở rộng sản xuất...

 

Giám đốc NHCSXH huyện Kỳ Sơn Nguyễn Phú Vị cho biết: Chương trình tín dụng SX-KD vùng khó khăn của huyện có dư nợ cao nhất gần 40 tỉ đồng và đã có 1.866 hộ ở 9 xã vay để chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả, mua giống phân bón phục vụ SX-KD, buôn bán nhỏ; đầu tư mua các loại máy cơ giới như máy cày, máy tuốt, máy bơm... Nhờ đó đã xuất hiện nhiều mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên XĐ-GN và làm giàu chính đáng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện từ 6,27% (năm 2012) xuống còn 5,62% (năm 2013).

 

Giám đốc NHCSXH tỉnh Vũ Đình Đoài cho biết: Những năm qua, NHCSXH tỉnh và các phòng giao dịch tại các huyện, thành phố trong tỉnh luôn là địa chỉ tin cậy, đồng hành cùng bà con các dân tộc trong tỉnh. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đã được đầu tư cho vay đúng đối tượng hưởng thụ thông qua việc bình xét công khai, dân chủ từ cơ sở. Việc thực hiện cơ chế, chính sách cho vay ưu đãi thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2.925 tổ tiết kiệm và vay vốn đang cùng NHCSXH đưa nguồn vốn đến với các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, giúp họ được tiếp cận nguồn vốn thuận lợi. Trong 11 chương trình tín dụng ưu đãi mà NHCSXH đang triển khai, chương trình tín dụng cho hộ SX-KD vùng khó khăn có dư nợ cao thứ 2 sau chương trình cho vay hộ nghèo với dư nợ đạt 340.035 triệu đồng với hơn 32.000 hộ dân được vay vốn, tạo việc làm, XĐ-GN, góp phần ổn định KT-XH ở các địa phương trong tỉnh. Từ nguồn vốn cho vay SX-KD ở vùng khó khăn đã đem lại hiệu quả KT-XH lớn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giúp người dân từng bước tiếp cận với kinh tế thị trường, có việc làm và từng bước vươn lên làm giàu chính đáng.

 

 

                                                                               Đinh Thắng

 

 

 

 

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục