Cam Canh (Vân Canh) được người tiêu dùng ưa chuộng, đang là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân ở thị trấn Cao Phong.

Cam Canh (Vân Canh) được người tiêu dùng ưa chuộng, đang là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân ở thị trấn Cao Phong.

(HBĐT) - Cao Phong là huyện được tách từ huyện Kỳ Sơn cũ theo Nghị định số 95, ngày 12/12/2001 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/3/ 2002. Huyện có 13 đơn vị hành chính, gồm 12 xã và 1 thị trấn. Diện tích tự nhiên 25.437 ha, diện tích đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên 5.000 ha, độ cao so với mực nước biển trên 250 m, khí hậu mát mẻ, tầng đất dày, độ phì cao, có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển một số loại cây có giá trị kinh tế cao như mía và cam, quýt.

 

Là huyện mới tách nên cơ sở vật chất còn thiếu, không có lợi thế về phát triển CN -TTCN và du lịch, dịch vụ. Vì vậy, huyện tập trung phát triển nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, đặc biệt, phát triển các cây, con lợi thế của huyện. Phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế, ngày 8/5/2006, Huyện ủy Cao Phong đã ban hành 2 nghị quyết quan trọng là Nghị quyết số 03 về phát triển chăn nuôi và Nghị quyết số 04 về phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2015-2020. Về chăn nuôi, tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng thịt; về trồng trọt, tập trung phát triển 2 cây trồng chính là cây mía tím và một số loại cây có múi (cam, quýt, bưởi, chanh).

 

Trên cơ sở 2 nghị quyết trên, UBND huyện đã phê duyệt 2 dự án về phát triển chăn nuôi, trồng trọt. Đồng thời, thành lập BCĐ do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, Thường trực BCĐ là phòng NN &PTNT.

 

Trải qua 8 năm triển khai, thực hiện dự án, tuy một số chỉ tiêu còn chưa đạt so với kế hoạch nhưng khẳng định nghị quyết đã đi vào cuộc sống, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, nông nghiệp phát triển khá toàn diện. Huyện đã xác định được một số loại cây trồng chủ lực, cây sản xuất hàng hoá như: cây mía tím, cây cam, quýt. Diện tích tăng nhanh qua các năm, giá trị năm sau tăng cao so với năm trước.

 

Đối với cây mía tím: Năm 2006, có 1.614 ha, đến năm 2011, tăng lên 2.662 ha, duy trì ổn định diện tích này cho các năm tiếp theo. Tổng giá trị thu được đạt 160-180 triệu đồng /ha với lãi ròng 50%.

 

Đối với cây cam, quýt: Năm 2006, có 270 ha, sản lượng  2.000 tấn. Đến năm 2014 là 1.200 ha, trong đó có gần 600 ha kinh doanh (riêng năm nay trồng mới gần 200 ha) sản lượng ước đạt 16.500 tấn. Tăng 14.500 tấn so với năm 2006, giá trị thu nhập /ha cam đạt 600 triệu đồng, lãi ròng chiếm 2/3.

 

Hai cây trồng chính góp phần tích cực trong XĐ -GN, tăng thu nhập và làm giàu cho nhiều hộ nông dân huyện Cao Phong, nâng thu nhập bình quân của huyện lên 23 triệu đồng /người/năm vào năm nay, tăng so với năm 2006 là 18 triệu đồng.

 

Về định hướng phát triển kinh tế của huyện trong những năm tiếp theo, cơ bản vẫn là phát triển nông - lâm-ngư nghiệp nhưng nông nghiệp hàng hóa thâm canh cao. Dự kiến đến năm 2020, giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của huyện chiếm 40% trong cơ cấu kinh tế. Tập trung phát triển 2 cây trồng chủ lực là: Cây mía duy trì ổn định hàng năm với diện tích 2.500 ha, trong đó có trên 2.000 ha mía tím. Cây cam, quýt đến năm 2017, duy trì ổn định diện tích 1.500 ha với sản lượng trên 22.000 tấn /năm. Để thực hiện mục tiêu trên, huyện có các giải pháp sau:

 

- Tiếp tục quy hoạch vùng sản xuất đối với cây cam, quy hoạch cơ cấu giống hợp lý: chín sớm, chín chính vụ và chín muộn, tạo điều kiện rải vụ thu hoạch cam đảm bảo từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau vẫn có sản phẩm tươi, đáp ứng nhu cầu thị trường.

 

- Tiếp tục ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH -KT để hạ giá thành sản phẩm, cung cấp sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng. Làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm của huyện.

 

- Tiếp tục xây dựng thương hiệu mía tím Hòa Bình và cam Cao Phong. Đặc biệt là cam Cao Phong được cả nước biết đến là sản phẩm có chất lượng tốt, vị đặc trưng, sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

Trong lộ trình xây dựng thương hiệu cho 2 sản phẩm trên, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh, đặc biệt, Sở KH &CN, Sở NN &PTNT - nhãn hiệu tập thể cho mía tím Hòa Bình, trong đó mía Cao Phong chiếm trên 50% diện tích đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận đầu năm 2013 và một vinh dự lớn với huyện Cao Phong là chỉ dẫn địa lý cho cam Cao Phong đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận và sẽ được UBND tỉnh tổ chức công bố vào ngày 16/11/2014 tại huyện Cao Phong.

 

Sự kiện trên là dịp để khẳng định chất lượng, uy tín cam Cao Phong, đồng thời là dịp quảng bá cho cả nước biết về cam Cao Phong, là cơ hội tiêu thụ tốt sản phẩm và nâng cao giá trị kinh tế của cây cam.

 

Xây dựng được thương hiệu đã khó, bảo vệ thương hiệu còn khó khăn hơn. Trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền huyện còn nhiều việc phải làm để duy trì, bảo vệ thương hiệu như: áp dụng quy trình sản xuất rau quả an toàn cho toàn bộ diện tích cam, tổ chức hiệp hội quản lý chất lượng... để cam, mía mãi là sản phẩm có địa chỉ đỏ được trong và ngoài nước biết đến. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết ĐHĐB huyện lần thứ 26 (nhiệm kỳ 2010 - 2015) phát triển nông nghiệp huyện Cao Phong theo hướng hàng hoá thâm canh cao, phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của huyện để phấn đấu xây dựng huyện Cao Phong theo hướng NTM.

 

 

 

                                                      Vũ Đình Việt 

                                 (Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong)

 

 

 

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục