Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình chị Bùi Thị Niên, xóm Chiềng, xã Liên Vũ (Lạc Sơn) đầu tư vào chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình chị Bùi Thị Niên, xóm Chiềng, xã Liên Vũ (Lạc Sơn) đầu tư vào chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Các chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH đã và đang giúp hàng ngàn hộ nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện Lạc Sơn có cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.

 

Cùng với cán bộ tín dụng, chúng tôi đến thăm mô hình sản xuất của hộ chị Bùi Thị Niên ở xóm Chiềng, xã Liên Vũ. Năm 2011, gia đình chị được vay 15 triệu đồng từ chương trình SXKD đầu tư mua 1 con trâu trị giá 10 triệu đồng và mua 1 con lợn nái 5 triệu đồng. Trò chuyện với chị Niên được biết, gia đình có kinh nghiệm 15 năm nuôi lợn, bình quân 20 con /lứa, 1 năm xuất 3 lứa.  Để có nguồn thức ăn cho chăn nuôi, chị nấu rượu và làm dịch vụ xay xát phục vụ bà con trong xóm, xã. Năm 2013, gia đình đầu tư mua 1 xe tải nhỏ chuyên chở hàng lên vùng cao, ngoài ra, còn có 600 m2 ao thả cá cho thu từ 10-15 triệu đồng. Bình quân mỗi năm gia đình chị cho thu nhập trên 100 triệu đồng.

 

Gia đình chị Niên chỉ là một trong hàng ngàn hộ nông dân trên địa bàn huyện Lạc Sơn được vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất và có hiệu quả. Ông Đặng Châu Sơn, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện cho biết: Thực hiện kế hoạch phân bổ vốn năm 2014, Phòng đã lên kế hoạch phân bổ cho các xã kết hợp chủ động sao kê, thông báo nợ đến hạn, lãi hàng tháng đến các tổ, hộ vay vốn, bố trí lịch trực giao dịch đều đặn đúng ngày quy định tại điểm giao dịch các xã. Đồng thời phối hợp với các cấp hội nhận ủy thác để hướng dẫn hộ vay làm hồ sơ cho vay kịp thời không để tồn đọng vốn. Năm 2014, NHCSXH huyện đã giải ngân cho 3.000 lượt hộ vay với số tiền trên 40 tỉ đồng, qua đó giúp cho các hộ vay vốn đầu tư vào phát triển SX -KD. Đến nay, tổng dư nợ toàn huyện đạt trên 246 tỉ đồng, thực hiện 11 chương trình tín dụng với trên 18.000 hộ còn dư nợ với 23.066 món vay ở 486 tổ vay vốn. Nhìn chung, các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ trong vay vốn nên trả nợ đúng hạn. NHCSXH huyện đã làm tốt công tác phối hợp với các cấp hội làm uỷ thác, thực hiện giao ban định kỳ, trao đổi, cung cấp số liệu và thông tin kịp thời những diễn biến tại cơ sở để có sự chỉ đạo kịp thời đem lại kết quả tốt.

 

Thực tế cho thấy, đối với khu vực nông thôn, kênh tín dụng ưu đãi thông qua phương thức ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội đã phát huy tính công khai, dân chủ, tiết kiệm chi phí; các mối quan hệ giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền cơ sở và nhân dân thêm gần gũi, bền chặt  hơn. 10/11 chương trình tín dụng thực hiện uỷ thác qua 4 tổ chức chính trị - xã hội với tỉ trọng 98,5% (chương trình cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ không uỷ thác). 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đủ điều kiện trên địa bàn huyện đều đã được tiếp cận một trong các chương trình tín dụng mà NHCSXH huyện đang triển khai thực hiện. Chất lượng tín dụng uỷ thác của các cấp hội đạt kết quả tốt, tỉ lệ nợ quá hạn ở dưới mức cho phép chiếm 0,12%, tỷ lệ thu lãi đạt trên 95%. Qua đánh giá, từ vốn vay ưu đãi, năm qua đã giúp các hộ vay vốn mua sắm được 3.580 con trâu, bò cày kéo, sinh sản; 49 máy móc thiết bị phục vụ sản xuất; làm mới trên 1.153 công trình NS &VSMT nông thôn; giải quyết việc làm cho trên 2.000 lao động nông nhàn; giúp cho trên 800 HSSV yên tâm học tập... Nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả góp phần cải thiện đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng NTM, nâng mức thu nhập bình quân  trên địa bàn đạt 17, 8 triệu đồng/năm và góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống 4-5%/năm.

 

 

                                                                          Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục