Nhân dân xã Cao Sơn (Đà Bắc) tích cực trồng, chăm sóc diện tích rừng trồng mới.

Nhân dân xã Cao Sơn (Đà Bắc) tích cực trồng, chăm sóc diện tích rừng trồng mới.

(HBĐT) - Nhờ thực hiện nhiều biện pháp trong bảo vệ, phát triển, rừng ở các địa phương trên địa bàn tỉnh được quản lý tốt, độ che phủ rừng đến năm 2014 ổn định ở mức 49,41%.

 

Mùa khô năm 2014 - 2015, lực lượng kiểm lâm đã chủ động, tích cực phối hợp với công an, quân đội, chính quyền địa phương, các tổ, đội quần chúng BVR & PCCCR thường xuyên kiểm tra ở những khu vực có nguy cơ cháy cao, nhắc nhở người dân dọn vệ sinh rừng sau khai thác và hướng dẫn sử dụng lửa đúng quy trình kỹ thuật trong đốt dọn nương rẫy, duy trì trực phòng cháy, chữa cháy theo cấp dự báo cháy rừng, chỉnh sửa, bổ sung phương án PCCCR các cấp. Toàn tỉnh có 1.887 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng được củng cố với 11.030 người tham gia. Các phương tiện, thiết bị tại chỗ được chuẩn bị tốt sẵn sàng ứng cứng, chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ. Ngoài ra, các địa phương còn củng cố, tu sửa được 37,5 km đường băng cản lửa, trong đó, đường băng trắng bao gồm huyện Mai Châu có 24,5 km, Cao Phong có 1km, Kỳ Sơn có 7 km, đường băng xanh tại huyện Lạc Thủy 5 km. Năm 2014, toàn tỉnh xảy ra 7 vụ cháy rừng. Luôn sẵn sàng phương án phòng, chữa cháy nên khi xảy ra, các phương án chữa cháy được triển khai kịp thời, khống chế nhanh đám cháy, hạn chế tối đa thiệt hại.

 

Qua theo dõi diễn biến tài nguyên rừng có 4 nguyên nhân biến động rừng là trồng mới, khai thác, cháy và chuyển đổi mục đích sử dụng. Năm 2014, toàn tỉnh trồng 8.641 ha rừng tập trung, khai thác trên 5.200 ha rừng trồng, cháy 6,85 ha rừng và 160,08 ha đã được chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Các đơn vị chuyên môn đã tích cực tham mưu cho chính quyền địa phương về việc khai thác, tận thu gỗ lâm sản, tổng thu nhập của tổ chức, hộ gia đình đạt 263,64 tỷ đồng từ rừng, đất lâm nghiệp. Nhiều biện pháp, hình thức tổ chức tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng tới chủ rừng, người dân, nhất là người dân vùng cao sống trong và ven các khu BTTN được cán bộ bám địa bàn phối hợp với các ngành, đoàn thể triển khai với trên 228.300 lượt người. Các hoạt động lưu thông, vận chuyển, kinh doanh lâm sản, hành vi vi phạm pháp luật về BVR & PCCCR được kiểm tra, phát hiện, xử lý, xử phạt nghiêm, không có khiếu nại. Thông qua các đợt kiểm tra, truy quét hành vi xâm phạm tài nguyên rừng đã phát hiện 125 vụ, thu nộp ngân sách trên 700 triệu đồng.

 

Trong điều kiện đối mặt với nhiều khó khăn, tác động về vốn hỗ trợ đầu tư, chương trình phát triển rừng bền vững vẫn đạt được kết quả đáng ghi nhận. Nhiều doanh nghiệp và nhân dân tự đầu tư nguồn vốn trồng, phát triển rừng. Toàn tỉnh sản xuất được 13 triệu cây giống các loại, quản lý giống cây trồng lâm nghiệp theo chuỗi hành trình giống đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Về trồng rừng đã trồng được 8.641 ha, đạt 100,9% kế hoạch và gần 266.600 cây phân tán, trong đó, các dự án ngoài chương trình và dân tự trồng trên 5.600 ha, các dự án có hỗ trợ trồng trên 3.000 ha. Các khu rừng được bảo vệ tốt, không có hiện tượng chặt phá, lấn chiếm xâm hại, làm nương rẫy. Các chủ rừng tự thực hiện khoanh nuôi, bảo vệ được 3.099 ha. Toàn bộ diện tích rừng trồng hiện có, rừng phòng hộ, đặc dụng chuyển tiếp được các chủ rừng chăm sóc, bảo vệ tốt.

 

Theo đồng chí Đinh Quang Long, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, để rừng tiếp tục được bảo vệ, phát triển góp phần ổn định, duy trì tăng trưởng, ngành lâm nghiệp huy động mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế để phục vụ kế hoạch trồng rừng, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, LLVT và nhân dân hưởng ứng, tham gia Tết trồng cây, hướng dẫn, động viên nhân dân có kế hoạch trồng lại rừng bằng các loại cây phù hợp, có nguồn gốc đảm bảo chất lượng, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành  trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện phương châm quản lý lâm sản tại gốc.

 

 

 

 

                                                                       Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục