Cây nhãn đang trở thành cây trồng hàng hóa có giá trị ở Kim Bôi với mức thu đạt từ 250 - 300 triệu đồng/ha.

Cây nhãn đang trở thành cây trồng hàng hóa có giá trị ở Kim Bôi với mức thu đạt từ 250 - 300 triệu đồng/ha.

(HBĐT) - Đưa chúng tôi đi thăm những vườn nhãn sai trĩu quả đang chờ ngày thu hoạch từ Vĩnh Tiến, Tú Sơn, Bình Sơn cho đến Sơn Thủy, đồng chí Vũ Thị Ngọc, Trưởng Phòng NN &PTNT huyện phấn khởi cho biết: Tính đến cuối tháng 6/2015, toàn huyện đã cải tạo vườn, đồi tạp trồng được hơn 1.000 ha cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao. Đáng lưu ý có những cây trồng đặc sản như 160 ha nhãn, 500 ha cây có múi... Giá trị kinh tế đối với cây nhãn ước đạt khoảng 250 - 300 triệu đồng /ha, cây có múi đạt khoảng 200 - 300 triệu đồng /ha. Nhờ vậy, đời sống người nông dân đã có nhiều khởi sắc. Phong trào thi đua chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi diễn ra sôi nổi, rộng khắp, đưa ngành nông nghiệp huyện Kim Bôi phát triển theo hướng chuyên canh sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

 

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, BCH Đảng bộ huyện đã xây dựng và ban hành 2 nghị quyết chuyên đề về phát triển KT -XH. Trong đó, nhấn mạnh vào nội dung lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi; ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; đầu tư thâm canh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, quy hoạch vùng sản xuất.

 

Một số đề án đã được xây dựng, triển khai và thực hiện có hiệu quả. Tiêu biểu như đề án “Dồn điền - đổi thửa”, sau khi thực hiện thí điểm thành công tại xã Vĩnh Đồng đã được nhân rộng ra các xã: Kim Bôi, Trung Bì, Kim Bình, Sào Báy, Sơn Thủy...  Đề án “Cánh đồng cho thu nhập cao” thực hiện có hiệu quả, giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích đạt trung bình 86 triệu đồng /ha, một số nơi trồng cây đặc sản đạt trên 200 triệu đồng /ha/năm. Phong trào thay đổi các loại giống lúa, ngô có năng suất cao vào sản xuất đạt tỷ lệ 50 - 60% diện tích. Đặc biệt, các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, đầu ra ổn định được đưa vào sản xuất ở hầu hết các xã; năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế từng bước được nâng lên.

 

Đặc biệt, toàn huyện đã hình thành được một số vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa có giá trị cao như vùng trồng ngô (các xã Mỵ Hoà, Sào Báy, Nam Thượng, Tú Sơn, Đú Sáng...), vùng trồng mía nguyên liệu, trồng nhãn (các xã Vĩnh Tiến, Tú Sơn, Bình Sơn...), vùng trồng cây có múi (xã Kim Bôi, Mỵ Hòa, Sào Báy, Nam Thượng, Kim Sơn...).

 

Công tác KN -KL đã tích cực chuyển giao KH -KT cho nông dân, tổ chức trình diễn một số mô hình giống mới thử nghiệm đạt kết quả tốt. Diện tích gieo trồng hàng năm bình quân đạt từ 17 - 18 nghìn ha.

 

Song song với trồng trọt, ngành chăn nuôi của huyện cũng có bước phát triển khá theo hướng đa dạng về chủng loại, sản phẩm chăn nuôi đã trở thành hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài huyện. Nhiều mô hình chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp. Hiện, toàn huyện đã phát triển được khoảng trên 100 gia trại quy mô vừa và nhỏ;  5 trang trại quy mô lớn.

 

Tiếp tục phát triển ngành nông nghiệp theo hướng chuyên canh sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đang có nhiều giải pháp kịp thời hỗ trợ kinh phí khắc phục hạn hán, thuốc trừ sâu bệnh, giống cây trồng; xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi... phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành nông - lâm nghiệp tăng 4,6%/năm, huyện có nền nông nghiệp chất lượng cao vào năm 2020.

 

 

   Dương Liễu

 

 

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục