Với ý chí, nghị lực không cam chịu thất bại, chị Quách Thị Thuỷ, xóm Ba Cầu, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) đã thành công với mô hình chăn nuôi lợn, đem lại thu nhập bình quân trên 1 tỷ đồng/năm.

Với ý chí, nghị lực không cam chịu thất bại, chị Quách Thị Thuỷ, xóm Ba Cầu, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) đã thành công với mô hình chăn nuôi lợn, đem lại thu nhập bình quân trên 1 tỷ đồng/năm.

(HBĐT) - Mạnh dạn đầu tư, thất bại không nản lòng, chị Quách Thị Thuỷ, xóm Ba Cầu, xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ) đã gặt hái được thành công từ mô hình trang trại chăn nuôi lợn với quy mô gần 1.000 con, đem lại thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

 

Đưa chúng tôi đi thăm quan trang trại của gia đình, chị Thuỷ cho biết: Gia đình trước đây kinh doanh thức ăn chăn nuôi, kết hợp nuôi lợn. Ban đầu, nuôi lợn thương phẩm nhưng do mua giống ngoài nên thỉnh thoảng lợn bị dịch bệnh, nhiều lần thua lỗ. Để chủ động về nguồn giống, gia đình đã nuôi lợn nái và hiệu quả đem lại trông thấy. Lợn khoẻ mạnh, lớn nhanh, cung cấp một phần giống cho thị trường nên nguồn thu nhập ổn định. Năm 2011, gia đình quyết định mở trang trại tại xóm Thung, xã Ngọc Lương trên diện tích 7.000 m2 với vốn đầu tư 3 tỷ đồng. Song ngay khi bắt tay vào làm đã vấp phải không ít khó khăn như: đường giao thông chưa thuận lợi, nguồn nước thì ở xa. Đắng cay nhất, năm 2012, lợn bị dịch bệnh, gia đình đã chạy đi cầu cứu khắp nơi nhưng không cứu vãn được. Lúc này, tiếng bàn tán ra vào, khoản nợ nần chồng chất tưởng chừng sẽ là dấu chấm hết với gia đình tôi.

 

Từ suy nghĩ “sau thất bại sẽ biết mình đang thiếu gì để bổ sung”, đã thôi thúc chị Thủy tiếp tục học hỏi, trau dồi thêm nhiều kiến thức, kỹ thuật mới để áp dụng vào chăn nuôi. Sự cố gắng của chị đã được đền đáp xứng đáng. Những lứa lợn cứ đều đặn được xuất chuồng, đem lại nguồn thu nhập ổn định, năm qua, sau khi trừ chi phí có lãi trên 1 tỷ đồng. Tất cả các khâu, quy trình về chăn nuôi lợn giờ chị đều nắm vững. Cách làm của chị cũng rất khoa học, luôn ghi chép tỉ mỉ sự phát triển của từng con lợn, đặc biệt, mỗi con lợn nái đều có một “hồ sơ” theo dõi riêng. Người dân nơi đây gọi chị là “chuyên gia về lợn” bởi bất cứ vấn đề gì liên quan đến lợn, họ lại nhờ chị tư vấn.

 

Hiện tại, trang trại của gia đình chị Thủy đang nuôi 700 con lợn thương phẩm, 100 con lợn nái và 3 con lợn đực. Với hình thức nuôi xoay vòng nên mọi thời điểm trong năm đều có lợn xuất chuồng, còn nguồn giống luôn tự chủ động. Sắp tới, chị sẽ đầu tư mở rộng chuồng trại, tăng số lượng lợn nái. Để có được thành công như ngày hôm nay, chị chia sẻ: “Mình nghĩ, khi làm việc gì phải dồn hết tâm sức vào đó, coi đó là sinh mạng của chính mình. Đặc biệt, đừng vì thất bại ban đầu mà nản lòng, vì thất bại sẽ cho ta những kinh nghiệm”.

 

Với những kết quả đã đạt được, chị Quách Thị Thủy đã nhận được nhiều giấy khen của các cấp uỷ, chính quyền về thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế.

 

                                                                                           

 

                                                                         Viết Đào (CTV)

Các tin khác


Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục