Bộ phận giao dịch Kho bạc Nhà nước tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị đến làm việc.

Bộ phận giao dịch Kho bạc Nhà nước tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị đến làm việc.

(HBĐT) - Về cơ bản, các cơ quan, đơn vị, trên địa bàn đã thực hiện việc siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính trong điều hành ngân sách. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn có đơn vị, địa phương sử dụng nguồn dự phòng sai quy định, cho vay, tạm ứng kéo dài nhiều năm, chậm thu hồi; sử dụng nguồn tăng thu, chi chuyển nguồn không đúng quy định... gây lãng phí. Đó là nhận định của đồng chí Hoàng Đức Chính, Phó Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) thông qua quá trình thực hiện chương trình khảo sát, giám sát tình hình thực hiện dự toán thu - chi và phương án phân bổ ngân sách trên địa bàn tỉnh.

 

Theo Sở Tài chính, tình hình thu ngân sách 2015 đạt những kết quan khả quan. Thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn 9 tháng đạt 1.763 tỷ đồng, bằng 92% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và 78% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh. Dự kiến với việc tích cực triển khai các giải pháp đồng bộ trong công tác quản lý thu NSNN, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, ước thực hiện cả năm thu đạt 2.435 tỷ đồng, bằng 127% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, tăng 8% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh và bằng 110% so với năm trước.  Dự toán thu ngân sách địa phương (NSĐP) trên địa bàn 9 tháng đạt 6.766 tỷ đồng, bằng 99% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, 94% chỉ tiêu nghị quyết HĐND tỉnh.  Ứớc tính cả năm sẽ đạt 9.023 tỷ đồng, bằng 132% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và 125% chỉ tiêu nghị quyết HĐND tỉnh, bằng 104% so với năm 2014.

 

Chi ngân sách địa phương 9 tháng đạt 5.689 tỷ đồng, bằng 83% dự toán Thủ tướng chính phủ giao 79% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh. Ước thực hiện cả năm 8.935 tỷ đồng, bằng 130% dự toán giao và bằng 124% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh. Từ đầu năm đến nay, các địa phương đã chi trả đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đảm bảo an sinh xã hội được bố trí trong dự toán đầu năm và bổ sung trong năm cho các đối tượng thụ hưởng chính sách như: mua thẻ BHYT, miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, tiền điện cho hộ nghèo, hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo theo Quyết định 102/QĐ-TTg; hỗ trợ ăn trưa cho trẻ từ 3-5 tuổi. Đồng thời, đảm bảo hoạt động cho bộ máy  chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở và bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ cấp bách phát sinh ngoài dự toán.

 

Những khó khăn, bất cập trong công tác điều hành ngân sách được đồng chí Bùi Văn Đức, Giám đốc Sở Tài chính nêu rõ:  Việc quản lý, điều hành chi cho đầu tư phát triển còn một số hạn chế, vẫn còn có các dự án tiến độ triển khai chậm, dẫn đến chậm tiến độ giải ngân. Còn có tình trạng bố trí vốn cho các dự án chưa đảm bảo cơ cấu vốn, chưa đủ thủ tục đầu tư. Một số huyện còn chưa kiên quyết trong việc cắt giảm, giãn tiến độ các công trình hoặc còn tiếp tục khởi công các dự án mới trong khi chưa cân đối được nguồn vốn, làm phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó, một số nội dung chi phát sinh ngoài dự toán như: khắc phục thiên tai, dịch bệnh, một số chế độ, chính sách tăng thêm do T.Ư ban hành nhưng chậm bổ sung kinh phí cho ngân sách địa phương dẫn đến khó khăn trong việc tổ chức thực hiện. Xác định rõ: việc tăng cường kiểm soát chi NSNN là giải pháp quan trọng để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phát huy cao nhất hiệu quả đồng vốn ngân sách, Sở Tài chính đã đề nghị các ngành, các cấp thực hiện nghiêm chỉnh kỷ cương, kỷ luật tài chính. Không đề nghị bổ sung dự toán cho các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp bách; tiết kiệm các khoản chi cho phí (điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu, chi phí lễ hội, khánh tiết, hội nghị, hội thảo, đi công tác trong và ngoài nước; rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi theo thứ tự ưu tiên. Đối với các nghị quyết dự kiến trình tại kỳ họp thứ 12- HĐND tỉnh khóa XV sắp tới liên quan đến việc bố trí nguồn lực để tổ chức thực hiện ngay trong năm 2016 như: hỗ trợ các đối tượng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; khuyến khích CB,CC,VC học tập; thu hút bác sỹ; chính sách đối với cộng tác viên công tác xã hội). Sở Tài chính đề nghị HĐND tỉnh cân nhắc xem xét tính cấp thiết trong ban hành chế độ, chính sách, nếu chưa thực sự cần thiết đề nghị chưa đưa vào nội dung kỳ họp này.

Những đề xuất, kiến nghị này được Sở Tài chính đưa ra dựa trên cơ sở thực tế: Thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015 được kéo dài đến hết năm 2016, do đó, năm 2016 sẽ là năm hết sức khó khăn trong việc đảm bảo kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chi ổn định (như trong năm 2015). Đồng thời, đây cũng là năm diễn ra sự kiện kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh nên phải tập trung cho  các công trình chào mừng lễ kỷ niệm, vì vậy việc cân đối ngân sách để thực hiện các chế độ chính sách mới ban hành sẽ hết sức khó khăn. Chủ động rà soát cắt, giảm tối đa các nguồn chi chưa cần thiết là việc cần làm ngay để hướng tới chất lượng hiệu quả trong công tác điều hành ngân sách năm 2016.

 

                                                                           Thúy Hằng

 

 

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục