(HBĐT) - Năm 2015, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, hội nghị tiếp xúc, gặp mặt các doanh nghiệp và nhà đầu tư; thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, rà soát các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư; thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh.
Trong năm ước có 32 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có 3 dự án FDI vốn đăng ký 4 triệu USD, 29 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký 5.025 tỷ đồng; thực hiện thu hồi 6 giấy chứng nhận đầu tư. Lũy kế đến hết năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 424 dự án, trong đó 32 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 468 triệu USD và 392 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 48.425 tỷ đồng. Trong các Khu công nghiệp hiện có 64 dự án đầu tư, trong đó có 18 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 390,09 triệu USD và 46 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 8.249 tỷ đồng; 42 dự án đã đi vào hoạt động SX - KD, doanh thu năm 2015 ước đạt 8.675 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu 293 triệu USD, bao gồm cả xuất khẩu vào khu chế xuất, nộp ngân sách nhà nước 225 tỷ đồng; tạo việc làm mới cho 2.863 lao động.
Linh Ngọc
(CTV)
(HBĐT) - Theo thống kê của Phòng Việc làm - an toàn lao động (Sở LĐ- TB&XH), từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xuất khẩu được 280 lao động. Trong đó một số huyện có số lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt khá như: Huyện Lương Sơn trên 40 lao động, Yên Thủy 40 người, Mai Châu 38 người...
(HBĐT) - Chị Bạch Thị Hồng Liên (Kim Bôi) hỏi: Vừa qua, trên phương tiện thông tin đại chúng có điểm qua thông tin mới về hóa đơn đối với hàng khuyến mại, đề nghị Báo Hòa Bình thông tin thêm về nội dung này để các cá nhân, tổ chức kinh doanh được rõ.
(HBĐT) - Tổng kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2015 là 1.358,4 tỷ đồng, gồm: nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung 266,5 tỷ đồng, vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương 605,7 tỷ đồng, vốn trái phiếu Chính phủ 341,2 tỷ đồng, Chương trình mục tiêu Quốc gia 145 tỷ đồng.
(HBĐT) - Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang bắt đầu triển khai Chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt 2 năm 2015. Theo kế hoạch, toàn tỉnh sẽ thực hiện đào đắp 236.000 m3 đất, xây kè 11.000 m3 đá, phát dọn 875.000 m2 kênh mương, mái đập, huy động khoảng 274.000 ngày công, tổng kinh phí thực hiện khoảng 16.442 triệu đồng. Các huyện có khối lượng công việc thực hiện nhiều nhất là Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Lương Sơn, Lạc Thủy…
(HBĐT) - Tỉnh ta có tiềm năng lớn để nuôi trồng và khai thác thủy sản. Hệ thống sông, suối của tỉnh được phân bố đồng đều với tổng chiều dài 393 km, riêng sông Đà dài nhất 151 km bao gồm cả hạ lưu và thượng lưu thủy điện Hòa Bình. Hồ chứa thủy điện dài 80 km, có diện tích gần 8.900 ha là tiềm năng lớn để phát triển nghề cá. Việc nuôi trồng, khai thác thủy sản trên sông Đà góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho hàng nghìn hộ dân. Thế nhưng nguồn lợi thủy sản sông Đà đang bị đe dọa và sụt giảm do việc đánh bắt, khai thác quá mức. Vì vậy rất cần những giải pháp đồng bộ để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát triển bền vững nghề nuôi trồng, khai thác thủy sản trên sông Đà.
(HBĐT) - Ngày 26/10/2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Theo đó, hình thức lựa chọn nhà thầu được quy định như sau: