Đồng chí Trần Văn Tiệp (ngoài cùng bên trái) thăm quan gian triển lãm các mặt hàng nông sản nổi bật của tỉnh ta tại hội nghị điển hình tiên tiến ngành NN&PTNT năm 2015. Ảnh: Thu Trang

Đồng chí Trần Văn Tiệp (ngoài cùng bên trái) thăm quan gian triển lãm các mặt hàng nông sản nổi bật của tỉnh ta tại hội nghị điển hình tiên tiến ngành NN&PTNT năm 2015. Ảnh: Thu Trang

(HBĐT) - Những năm qua, nông nghiệp luôn đạt mức tăng trưởng tốt, tiếp tục khẳng định vị thế là ngành kinh tế trọng tâm, xứng đáng là “trụ đỡ” cho sự phát triển ổn định của KT-XH. Tuy nhiên, giai đoạn mới đặt ra nhiều cơ hội và thách thức mới đòi hỏi ngành phải nỗ lực chuyển mình, thay đổi mô hình tăng trưởng để đạt những giá trị tốt đẹp, bền vững hơn. Với quyết tâm cao và giải pháp đồng bộ, ngành NN&PTNT sẽ phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm là tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng NTM.

 

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là chủ trương lớn, có ý nghĩa sâu sắc cả về KT-XH và môi trường giúp ngành NN&PTNT thực hiện vai trò trong chiến lược của Đảng, Nhà nước về CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tái cơ cấu nhằm tạo bước chuyển mới trong ngành nông nghiệp, được xác định là động lực để các địa phương trong tỉnh cùng chung sức xây dựng NTM thành công. Theo kế hoạch hành động đã được UBND tỉnh ban hành, ngành nông nghiệp của tỉnh sẽ được tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Mục tiêu đề ra là phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững cả về KT-XH và môi trường nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả, chất lượng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu.  

Trọng tâm của tái cơ cấu sẽ phát triển nông sản hàng hóa lợi thế có sức cạnh tranh trên thị trường, hiện thực hóa bằng các chương trình ưu tiên; tăng hàm lượng KHCN, nâng giá trị, của nông sản hàng hóa lợi thế; tái cơ cấu từng sản phẩm đồng bộ về quy mô, hình thức tổ chức sản xuất, nguồn giống, công nghệ, thị trường và chính sách; đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao. Để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tái cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ tập trung các giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất những sản phẩm chủ lực có tỷ trọng lớn và lợi thế của tỉnh. Cụ thể, trong lĩnh vực trồng trọt trồng là cây ăn quả có múi, mía, chè, rau an toàn Trong lĩnh vực chăn nuôi là phát triển gia súc, gia cầm nuôi tập trung tại các gia trại, trang trại. Trong lĩnh vực thủy sản, sẽ tập trung sản xuất các loài cá bản địa, phát triển hợp lý nghề nuôi cá lồng trên vùng hồ Hòa Bình, đầu tư phát triển cá giống sạch bệnh, chất lượng cao. Trong lĩnh vực lâm nghiệp sẽ tập trung nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng. Trong phát triển công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn, ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị kết hợp với các biện pháp về tổ chức sản xuất và tiêu thụ hàng hoá . .. Đặc biệt, để tạo bước đột phá cho phát triển nông nghiệp - nông thôn, định hướng xuyên suốt từng bước tăng hàm lượng KHCN trong sản phẩm, giúp nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp lợi thế, từ đó có thêm nội lực để hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại với những giá trị bền vững.

Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 4,06%/năm, tỷ lệ giảm nghèo địa bàn nông thôn đạt khoảng 3%/năm, đóng góp cho GDP khoảng 22%/năm (cao hơn mức bình quân chung cả nước). Tuy nhiên, tổng sản phẩm ngành nông nghiệp hàng năm mới chỉ chiếm 1/4 - 1/5 tổng sản phẩm nền kinh tế, trong khi đây lại là nguồn thu chủ yếu của trên 85% dân số với gần 70 vạn người sinh sống tại khu vực nông thôn. Thực tế này đòi hỏi cần tập trung đẩy mạnh xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội cho dân cư nông thôn. Quan điểm chung của tái cơ cấu là vừa theo cơ chế thị trường, vừa phải đảm bảo mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho nông dân và người tiêu dùng, chuyển mục tiêu từ số lượng sang chất lượng. Với những giải pháp đã hoạch định, ngành NN&PTNT quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn. Cụ thể, phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt trên 60% thu nhập bình quân đầu người trên toàn tỉnh, đạt mức 37 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ giảm nghèo địa bàn nông thôn đạt khoảng 3%/năm; phấn đấu trên 40% xã cơ bản đạt 19 tiêu chí NTM, trung bình mỗi xã đạt 15 tiêu chí, không còn xã dưới 10 tiêu chí. Đó sẽ là những kết quả quan trọng giúp củng cố sự phát triển ổn định của nông nghiệp - nông dân - nông thôn, để ngành NN&PTNT tiếp tục xứng đáng là “trụ đỡ” cho KT-XH địa phương phát triển mạnh mẽ và toàn diện. 

 

 

 

 

 

                Trần Văn Tiệp

             (TUV, Giám đốc Sở NN&PTNT)

 

 

 

 

Các tin khác


Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã triển khai các hoạt động đồng hành, hỗ trợ nông dân trong phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Qua đó giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.

Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục