Toàn cảnh hội nghị

Toàn cảnh hội nghị

(HBĐT) - Ngày 15/1, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm (2014 – 2015) thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt và triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt giai đoạn 2016 – 2020.

 

Hiện nay, giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm trên 73% trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Trong 2 năm qua, Sở NN&PTNT đã tham mưu ban hành các chương trình, kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt và các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; đồng thời, tăng cường chỉ đạo các địa phương trong tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014 – 2015. Nhìn chung, quá trình thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt diễn ra đúng định hướng và thu được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Về giá trị thu nhập, sản xuất trồng trọt của tỉnh giai đoạn 2014 – 2015 đã có những chuyển biến rõ rệt, giá trị sản xuất hàng năm tăng từ 4% trở lên, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế, giá trị thu nhập trên đơn vị đất canh tác liên tục tăng, đến năm 2015 đạt 104,4 triệu đồng/ha/năm, cao hơn bình quân cả nước khoảng 20% và thuộc diện đứng đầu các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc. Về công tác tổ chức sản xuất, trên địa bàn tỉnh đã bước đầu hình thành các mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn cung ứng cho thị trường Hà Nội và phục vụ xuất khẩu. Tỉnh đã có quy hoạch phát triển đối với một số cây trồng chủ lực như cây ăn quả có múi, rau an toàn, mía tím… Bước đầu thực hiện việc dồn điền, đổi thửa, quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn. Áp dụng trên diện rộng các giải pháp, công nghệ tiên tiến đồng thời đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa công tác nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao KHCN vào sản xuất, chú trọng cơ giới hóa trong sản xuất trồng trọt, tăng cường công tác xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại cho nông sản… Nhờ thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, năng suất của một số cây trồng chủ lực đã có xu hướng tăng, chất lượng nông sản được cải thiện, góp phần quan trọng tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn.

 

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận nhiều nội dung quan trọng, trong đó nêu bật những khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt: Sản xuất trồng trọt vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ; số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt còn ít; chưa có các giải pháp về sơ chế, chế biến sản phẩm nông sản; chưa hình thành sản phẩm mang thương hiệu của từng địa phương nên chưa tạo được đầu ra ổn định cho sản phẩm; liên kết trong sản xuất còn bất cập; các hình thức tổ chức sản xuất hoạt động kém hiệu quả…

 

Triển khai kế hoạch tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt giai đoạn 2016 – 2020, hội nghị đã thống nhất cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp: Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về tái cơ cấu; hoàn thiện các cơ sở pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi triển khai tái cơ cấu; đẩy mạnh áp dụng KHCN tiên tiến; tăng cường công tác khuyến nông; đẩy mạnh cơ giới hóa và bảo quản chế biến sản phẩm trồng trọt; nâng cao hiệu quả chương trình kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng; tăng cường hiệu lực công tác quản lý nhà nước... Đặc biệt, hội nghị đã xác định: Trong giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh sẽ đẩy mạnh thực hiện các giải pháp về tổ chức lại sản xuất, xác định đây là động lực quan trọng hàng đầu để thúc đẩy quá trình thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

 

Cũng trong khuôn khổ hội nghị, Sở NN&PTNT đã tổng kết công tác trồng trọt và bảo vệ thực vật năm 2015, triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác trồng trọt và bảo vệ thực vật năm 2016./.

 

                                                                      

                                                                      Thu Trang

 

 

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục