Nông dân xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) tập trung cấy lúa vụ chiêm - xuân,  giống lúa thuần, ngắn ngày được đưa vào sản xuất đảm bảo yếu tố thời vụ. ảnh: b.m

Nông dân xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) tập trung cấy lúa vụ chiêm - xuân, giống lúa thuần, ngắn ngày được đưa vào sản xuất đảm bảo yếu tố thời vụ. ảnh: b.m

(HBĐT) - Những ngày đầu xuân, các xã Dân Hạ, Hợp Thành, Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) đâu đâu cũng thấy bà con tất bật với công việc sản xuất vụ chiêm - xuân. Dừng tay làm vườn, bà Đinh Thị Giá, xóm Đồng Sông, xã Dân Hạ cho biết: Những thửa ruộng này trước đây mỗi năm chỉ trồng 1 vụ lúa nhưng năng suất bấp bênh theo sự lên xuống của con nước. Vì thế, đời sống của người dân gặp khó khăn. Từ năm 2000 lại đây, chúng tôi đã đưa các giống mới vào gieo trồng, làm 3 vụ/năm gồm 2 vụ lúa, 1 vụ màu không cho đất nghỉ. Người có công đất không phụ công người, nhất là khi xã được hưởng lợi từ các chương trình, dự án đầu tư hệ thống thủy lợi khép kín kiên cố giúp cho thâm canh tăng năng suất, cuộc sống tăng lên đáng kể.

 

Ngược lên xã vùng cao Độc Lập không khí mừng xuân về của người dân cũng không kém phần náo nức, rộn ràng. Năm 2000, xã thụ hưởng Chương trình 135 của Chính phủ. Với nguồn vốn được đầu tư 400 triệu đồng/năm, UBND xã ưu tiên đầu tư hệ thống thủy lợi, giao thông và điện nhằm hướng đến mục tiêu cải tạo đất đai, khai thác tốt tiềm năng kinh tế nông nghiệp. Hàng chục công trình thủy lợi được xây dựng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Để giúp dân xóa nghèo, UBND xã đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng đất như trồng lúa ở xóm Can 1, trồng dưa bao tử, bí lấy hạt ở xóm Nưa... Song song đó, xã tập trung đưa khoa học kỹ thuật và nguồn vốn ưu đãi để giúp hộ nghèo tổ chức sản xuất đạt hiệu quả. Bình quân mỗi năm, Ngân hàng Chính sách xã hội đầu tư cho hộ nghèo và các hộ chính sách trên 9 tỷ đồng để phát triển sản xuất, chăn nuôi. Nhờ vậy, diện tích trồng màu, đàn gia súc, gia cầm của xã tăng lên từng năm. Nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao cũng từ đó hình thành. Nhờ chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp, đến nay, thu nhập bình quân của người dân xã Độc Lập đạt trên 12 triệu đồng/ người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn gần 40%.

 

Những năm qua, các xã trong huyện Kỳ Sơn đã phát huy tiềm năng, thế mạnh chủ động phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại cây, con có năng suất, chất lượng cao vào nuôi trồng. Các mô hình có hiệu quả được nhân rộng như: nuôi lợn nái, gà thả vườn, trồng cây có múi ở xã Hợp Thịnh; mô hình trồng ngô lai, mướp đắng lấy hạt, ớt hiểm lai, thanh long ruột đỏ tại xã  Hợp Thành. Đặc biệt, từ năm 2012, huyện xây dựng mô hình cánh đồng mẫu tại 5 xã Độc Lập, Dân Hạ, Hợp Thịnh, Mông Hóa, Hợp Thành diện tích từ 51-55 ha với 240 hộ tham gia. Tham gia mô hình này, các hộ được tiếp cận  kỹ thuật sản xuất mạ khay từ dây chuyền sản xuất mạ của Nhật Bản, đưa các giống lúa lai, lúa thuần có chất lượng, năng suất cao vào sản xuất, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc, thực hiện dồn điền tăng diện tích các thửa ruộng. Năng suất bình quân đạt từ 64-72 tạ/ha, tăng 23% so với thực tế. Hiệu quả kinh tế đạt 12,1 triệu đồng/ ha/vụ. Việc triển khai thực hiện đề án cánh đồng mẫu lớn bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao, được các xã thực hiện đề án, các HTX và bà con nông dân hưởng ứng, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, công nghệ mạ khay làm giảm chi phí về giống, giảm diện tích đất mạ, chi phí giảm trung bình 6,4 triệu đồng/ha/vụ.

 

Ngoài ra, huyện phát triển sản xuất khoai tây tại 4 xã Mông Hóa, Hợp Thành, Dân Hạ và Hợp Thịnh với diện tích 15 ha, cho thu nhập từ 180-200 triệu đồng/ha. Xã Hợp Thành đang thực hiện mô hình trồng bưởi da xanh an toàn tại 3 xóm. Đối với 2 xóm thuộc Chương trình 135 là xóm Dối và Bình Tiến của xã Dân Hạ đã đưa mô hình trồng mía, trồng ngô vào sản xuất mang lại thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/vụ, góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống kinh tế cho người dân vùng cao.

 

 

                                                                                Hải Linh

 

 

 

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục