Người dân xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) chuẩn bị giống cây dổi phục vụ trồng rừng năm 2016 theo kế hoạch.

Người dân xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) chuẩn bị giống cây dổi phục vụ trồng rừng năm 2016 theo kế hoạch.

(HBĐT) - Năm 2016, UBND tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng gồm bảo vệ rừng 91.655 ha, khoanh nuôi tái sinh 5.342 ha, trồng rừng 8.000 ha; trong đó trồng rừng phòng hộ 340 ha, rừng sản xuất 7.660 ha. Hưởng ứng Tết trồng cây, đến giữa tháng 3, các địa phương trong tỉnh đã trồng được trên 21,9 vạn cây phân tán các loại và 96 ha rừng sản xuất. Đây được xem như khởi đầu tốt đẹp để tỉnh ta hoàn thành kế hoạch trồng rừng năm nay.

 

Năm 2016, huyện Lạc Sơn phấn đấu trồng mới 800 ha rừng trở lên, trong đó trồng rừng phòng hộ 100 ha, trồng lại rừng sau khai thác 700 ha, giữ độ che phủ rừng đạt 55%. Hiện, các dự án, các xã, thị trấn khẩn trương chuẩn bị hiện trường gieo ươm cây giống để khi thời tiết thuận lợi có thể tiến hành trồng được ngay, phấn đấu trong vụ xuân trồng đạt 20-25% kế hoạch cả năm. Những năm qua, huyện đã hoàn thành việc rà soát quy hoạch 3 loại rừng, giao quyền làm chủ cho nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng; khuyến khích trồng rừng. Hàng năm, toàn huyện trồng mới từ 1.000-1.200 ha rừng. Rừng sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế với bình quân thu nhập 50-60 triệu đồng/ha, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo ở địa phương. Qua tìm hiểu được biết, để trồng rừng đạt kết quả cao, huyện làm tốt công tác theo dõi, nắm bắt diễn biến tài nguyên rừng. Nhờ đó, việc giao kế hoạch trồng rừng hàng năm luôn sát với thực tế. Để đáp ứng nhu cầu về cây giống, các vườn ươm chủ động ươm cây từ cuối năm trước nên khi vào vụ trồng rừng, nguồn cây giống bảo đảm đáp ứng nhu cầu của nhân dân. 

Trên cơ sở kế hoạch trồng rừng, UBND tỉnh phê duyệt phân bổ vốn đầu tư phát triển rừng năm 2016 với tổng số vốn 28 tỷ đồng làm cơ sở đôn đốc, triển khai thực hiện hoàn thành nhiệm vụ chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng sử dụng hiệu quả vốn NSNN. Xác định tầm quan trọng về môi trường sinh thái cũng như những giá trị kinh tế rừng đem lại, những năm qua, ngành NN&PTNT đã tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ, phát triển thêm hàng triệu cây phân tán/năm, tăng diện tích che phủ đồi trọc. Song song với trồng rừng phòng hộ, phong trào trồng rừng kinh tế đã phát triển mạnh tại nhiều địa phương. Sản xuất lâm nghiệp của tỉnh đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội với việc giao đất, khoán rừng cho các hộ gia đình và các thành phần kinh tế thực hiện quản lý bảo vệ và xây dựng vốn rừng. Năm 2015, mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp, bão lũ liên tiếp xảy ra, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông, lâm nghiệp nhưng các địa phương trong tỉnh đã chủ động khắc phục khó khăn, trồng mới được 8.420 ha rừng đạt 105% kế hoạch giao. Bên cạnh đó, công tác chăm sóc và bảo vệ rừng, được triển khai đạt kết quả tốt nên rừng trồng phát triển nhanh, diện tích trồng rừng lâu năm ít bị xâm hại, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế lũ lụt, hạn hán xảy ra trên địa bàn.Do vậy việc đẩy mạnh đầu tư thâm canh theo chiều sâu, tiếp tục trồng mới rừng tập trung và cây phân tán được xem là nhiệm vụ hàng đầu. Để chuẩn bị cho mùa trồng rừng mới, ngay từ đầu năm 2016, các đơn vị tham gia trồng rừng đã hoàn thiện khâu phát dọn thực bì, cuốc hố. Riêng về nguồn giống, các đơn vị đã chủ động gieo tạo cây giống và hợp đồng cung cấp cây, con với các vườn ươm cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh để phục vụ trồng cây mới và chăm sóc rừng trồng.Đến nay, các vườn ươm trên địa bàn đã chủ động chuẩn bị trên 3 triệu cây giống các loại đủ tiêu chuẩn xuất vườn phục vụ cho trồng rừng. 

Hiện, chương trình trồng rừng đang được khởi động với nhiều tín hiệu vui. Trong Tết Trồng cây, các huyện đã lựa chọn giống cây phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng. Trước khi trồng, cán bộ kỹ thuật đến hướng dẫn người dân đào hố, bón phân, cách trồng chăm sóc sao cho hiệu quả nhất. Tỉnh đã trích ngân sách hỗ trợ 500 triệu đồng, trong đó dành 300 triệu đồng cho cây giống và 200 triệu đồng hỗ trợ cây giống trồng phân tán hưởng ứng Tết trồng cây.  

 Mặc dù công tác trồng rừng của tỉnh ta đạt kết quả tốt, song việc trồng rừng gỗ lớn còn gặp nhiều khó khăn như: thời gian trồng rừng dài, vốn đầu tư lớn, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây gỗ lớn còn hạn chế, do đó chưa thu hút nhiều hộ trồng rừng tham gia. Hiện ngành lâm nghiệp đang tích cực chỉ đạo BQL dự án các huyện, thành phố chủ động chuẩn bị vật tư, hiện trường trồng rừng phục vụ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2016. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức của cộng đồng trong quản lý bảo vệ, phòng chống cháy rừng.

 

                                                                  

                                                                           Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục