Công ty TNHH MTV Sơn Lộc Nhất, xóm Chùa,  xã Tử Nê (Tân Lạc) giải quyết việc làm cho trên 10 lao động, thu nhập bình quân trên 3 triệu đồng/người/tháng.

Công ty TNHH MTV Sơn Lộc Nhất, xóm Chùa, xã Tử Nê (Tân Lạc) giải quyết việc làm cho trên 10 lao động, thu nhập bình quân trên 3 triệu đồng/người/tháng.

(HBĐT) - Huyện Tân Lạc có tổng số dân 85.700 người, trong đó có 54.334 người trong độ tuổi lao động, chiếm 63,4%. Số dân tham gia hoạt động kinh tế có 48.900 người, trong đó lao động khu vực thành thị là 3.800 người, khu vực nông thôn 45.100 người.

 

Tỷ lệ lao động qua đào tạo 42,75%, riêng qua đào tạo nghề 28%. Tuy nhiên, qua thống kê, rà soát, lực lượng lao động trong độ tuổi phần lớn là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nghề nên chưa đáp ứng được nhu cầu công việc đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn của các doanh nghiệp. Mặt khác, đa số doanh nghiệp trên địa bàn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhu cầu sử dụng lao động ít, theo mùa vụ chưa tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động. 

Đồng chí Bùi Văn Quý, Phó trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện cho biết: Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của các phòng, ban, tổ chức, đoàn thể, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động đã được chú trọng. Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong giai đoạn 2011- 2015, toàn huyện mở được 62 lớp với 1.603 học viên. Trong đó, nghề nông nghiệp có 33 lớp với 805 học viên; nghề phi nông nghiệp có 29 lớp với 798 học viên. Căn cứ vào chỉ tiêu được giao hàng năm, ngay từ đầu năm, huyện đã xây dựng kế hoạch cụ thể, triển khai công tác lao động việc làm và đào tạo nghề đảm bảo tiến độ đề ra. Đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức điều tra biến động cung - cầu lao động để đánh giá đúng chất lượng, cơ cấu, tình trạng làm việc của lao động, là cơ sở cho việc xây dựng dữ liệu về thị trường lao động, thực hiện các chính sách về việc làm trên địa bàn. Để gắn công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm, trong quá trình triển khai thực hiện huyện thường xuyên thông báo kế hoạch đào tạo nghề, tuyển lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước trên các phương tiện thông tin đại chúng để người lao động lựa chọn; đẩy mạnh xúc tiến tạo việc làm và tư vấn xuất khẩu lao động. Hàng năm, huyện tổ chức các phiên giao dịch việc làm kết nối doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề với người lao động. Năm 2016, theo khảo sát trên địa bàn toàn huyện, nhu cầu học nghề của lao động nông thôn là 7.512 người. Trong đó, nghề nông nghiệp 6.877 người; nghề phi nông nghiệp 635 người.

Theo đồng chí Bùi Văn Quý, để thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, huyện đang tập trung thực hiện một số nhóm giải pháp trọng tâm như: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, xã hội và lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn. Tổ chức dạy nghề và các mô hình điểm về dạy nghề cho lao động nông thôn, trong đó, đặc biệt ưu tiên các xã xây dựng NTM để sớm hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng NTM. ưu tiên dạy nghề cho lao động nông thôn thuộc đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ bị thu hồi đất canh tác... Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề và nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý dạy nghề. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên.Tổ chức khảo sát bổ sung nhu cầu học nghề của lao động nông thôn. Nâng cao chất lượng dạy nghề, chú trọng tạo việc làm sau đào tạo. Đặc biệt, mở rộng các hình thức liên kết đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường. Thực hiện chính sách thu hút học viên bằng cách tìm đầu ra cho họ sau mỗi khóa học...

 

                                                                                    Hương Lan

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục