Người dân thôn Bãi Bệ, xã Dũng Phong (Cao Phong) chuyển đổi sang trồng cây có múi.

Người dân thôn Bãi Bệ, xã Dũng Phong (Cao Phong) chuyển đổi sang trồng cây có múi.

(HBĐT) - Sau 2 năm cán đích NTM, Dũng Phong (Cao Phong) đang sở hữu hạ tầng, cơ sở vật chất khang trang. Cán bộ và người dân nhìn nhận rõ hiệu quả và hưởng lợi từ chương trình xây dựng NTM, đồng lòng hoàn thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng các tiêu chí đạt được. Đồng chí Bùi Văn Liển, Chủ tịch UBND xã cho biết: Dũng Phong - thủ phủ Mường Thàng, trung tâm của 5 xã phía nam huyện Cao Phong. Xã có những điều kiện thuận lợi cơ bản, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ. Được chọn làm điểm NTM, Dũng Phong đã tiếp nhận nhiều nguồn lực đầu tư cùng sự cố gắng chung của cán bộ, nhân dân. Năm 2014, Dũng Phong là xã đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn NTM.

Đó vừa là vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm đặt ra cho Dũng Phong trong chặng đường mới tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí, nhất là cải thiện đời sống người dân hơn nữa.  Dũng Phong có 850 hộ với trên 3.700 người dân. 95% dân số sống bằng nông nghiệp. Xã chuyển đổi mạnh diện tích kém hiệu quả sang trồng mía. Diện tích lúa nước giảm mạnh từ 85 ha (năm 2011) còn 3,6 ha ở rải rác tại các xóm. Toàn xã có khoảng 300 ha mía trắng, mía tím. Năm nay, giá mía tím sụt giảm mạnh, có lúc chỉ 1.000 đồng/cây, giảm từ 2.000 - 3.000 đồng/cây so với trung bình các  năm khiến người dân lao đao. Bù lại giá mía trắng khá cao, trung bình khoảng 4.000 - 5.000 đồng/cây. Tính ra 1 ha mía thu nhập từ 150 - 170 triệu đồng. Trồng mía trắng lãi khoảng 30%. Hàng năm, riêng vụ mía trắng, người dân xã Dũng Phong thu về khoảng 15 - 20 tỷ đồng. 

 Cùng với cây mía, xã chuyển đổi sang trồng cây có múi - cây thế mạnh đã được khẳng định tại Cao Phong. Năm 2011, cả xã có 20 hộ trồng cam, đến nay đã có gần 200 hộ trồng. Cả xã có khoảng 127 ha cây có múi. Diện tích cho thu khoảng 10 ha. Nhiều hộ thu nhập từ 200 - 400 triệu đồng/ha. Quỹ đất được khai thác hiệu quả. Sau 2 năm là xã NTM, chất lượng cuộc sống tiếp tục được cải thiện. Người dân có ý thức cùng chung tay xây dựng môi trường sống trong lành, cơ sở vật chất khang trang hơn.

Những bài học kinh nghiệm về xây dựng NTM đang được thực hiện tại Dũng Phong là làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, phát huy vai trò chủ thể của người dân, huy động hiệu quả nguồn lực xây dựng NTM. Năm nay, dự kiến thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 31 triệu đồng (năm 2015 là 27,4 triệu đồng). Hộ nghèo còn khoảng 15% theo tiêu chí mới. 

 Theo đồng chí Bùi Văn Liển, Chủ tịch UBND xã Dũng Phong: Xã phấn đấu, đến năm 2020, thu nhập bình quân đạt 45 triệu đồng. Đây là chỉ tiêu không đơn giản khi nguồn sống người dân chủ yếu trông vào nông nghiệp. Nhất là vụ vừa rồi, giá mía tím sụt giảm, hiệu quả kinh tế thấp. Cùng với nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân tham gia xây dựng NTM, Dũng Phong đang tính toán chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng gắn kết với thị trường, chú trọng trồng mía trắng có tính bền vững hơn, trồng cây có múi, phát triển dịch vụ, đẩy mạnh chăn nuôi, tập trung giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Riêng cây có múi, Dũng Phong đặt mục tiêu phát triển diện tích lên 200 ha vào năm 2020.

                                                                       

                                                                                 Lê chung
 

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục