Đàn dê của gia đình ông Quách Tất Hẹt  ở xóm Ninh Nội 2,  xã An Bình  (Lạc Thủy) cho hiệu quả kinh tế cao.

Đàn dê của gia đình ông Quách Tất Hẹt ở xóm Ninh Nội 2, xã An Bình (Lạc Thủy) cho hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Trong những năm qua, nhân dân xã An Bình (Lạc Thủy) tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nhiều mô hình trang trại có hiệu quả, từng bước cải thiện cuộc sống. Trong đó phải kể đến mô hình chăn nuôi dê được nhân dân ưa chuộng bởi dễ nuôi, không tốn kém chi phí ban đầu và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Hiện nay, tổng đàn dê của xã An Bình có 1.686 con, đạt 191,6% kế hoạch huyện giao và bằng 130% so với cùng kỳ năm 2015. Toàn xã có trên 40 hộ gia đình chăn nuôi dê. Trung bình mỗi hộ nuôi từ 10- 15 con dê giống, mỗi lần sinh sản từ 1- 2 con. Sau 7 tháng có thể xuất chuồng. Trong 2 năm, các gia đình có thể xuất 3 lứa ra thị trường với mức giá ổn định 140.000 đồng/kg, lợi nhuận thu về từ 50- 55 triệu đồng/năm.  

Đến thăm gia đình ông Quách Tất Hẹt ở xóm Ninh Nội 2, một trong những gia đình tiêu biểu phát triển chăn nuôi dê. ông Hẹt cho biết: “Lợi thế của xã An Bình có nhiều đồi núi, không gian tự nhiên phù hợp với chăn thả dê, nguồn thức ăn phong phú, dồi dào và thị trường tiêu thụ ổn định. Ngoài ra, hệ thống chuồng trại chăn nuôi được xây dựng đơn giản, tận dụng tre, gỗ, bương để đóng thành chuồng trại. Nhận thấy những điều kiện thuận lợi đó, nhiều hộ gia đình tại xã đã phát triển hiệu quả mô hình nuôi dê. Hiện nay, gia đình tôi nuôi 10 con dê cái, trung bình cứ 2 năm gia đình xuất ra thị trường 3 lứa, mỗi lứa khoảng 15 con, tương đương với 3 tạ thịt hơi. Hiệu quả kinh tế đem lại hàng năm từ 60- 65 triệu đồng”.  

Hiện nay, thị trường tiêu thụ dê chủ yếu của xã là tỉnh Ninh Bình. Các thương lái đa phần là khách quen, khách lâu năm. Do sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng nên các hộ gia đình dễ bán, không bị ép giá. Hàng năm, Nhà nước còn hỗ trợ các hộ gia đình tiêm phòng các loại dịch bệnh, mở lớp chuyển giao KH-KT để tăng năng suất.  

Tuy nhiên, để nhân rộng quy mô và phát triển mô hình nuôi dê có những khó khăn. Do quỹ đất hạn chế, tại xã chưa có quy hoạch về khu vực chăn thả gây khó khăn trong công tác quản lý. Nhiều hộ gia đình thiếu hiểu biết trong việc chăm sóc, phòng - chống các loại dịch bệnh. Ngoài ra, giống dê ré hiện được các hộ dân nuôi có trọng lượng thấp, chính vì vậy, sản lượng không cao, chưa áp dụng được tiến bộ khoa học vào chăn nuôi.  

Đồng chí Bùi Xuân Hoa, Chủ tịch UBND xã An Bình cho biết: “Trong thời gian tới, xã sẽ phối hợp chặt chẽ với người dân tổ chức các lớp chuyển giao KH-KT áp dụng vào chăn nuôi nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao và chỉ đạo hộ chăn nuôi tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng - chống các loại dịch bệnh. Ngoài ra, xã mong muốn các ngành chức năng hỗ trợ kỹ thuật để nhân rộng hiệu quả mô hình, đem lại thu nhập ổn định cho người dân”.

 

                                                                        Đức Anh (CTV)

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Xã Tiền Phong (Đà Bắc) phát triển nghề nuôi cá lồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hướng ứng phong  trào thi đua lao động sản xuất, hội viên phụ nữ  phường Chăm Mát (TP Hòa Bình)  phát triển mô hình trồng rau sạch cung cấp cho thị trường.
Nghề nuôi cá lồng ở xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đã cải thiện nguồn thu nhập kinh tế hộ dân vùng hồ sông Đà.

Người phụ nữ nỗ lực chuyển đổi cơ cấu kinh tế

(HBĐT) - Bà Bùi Thị Sành, sinh năm 1964, dân tộc Mường ở xóm Bui, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) là một trong 10 phụ nữ dân tộc tiêu biểu của tỉnh vừa được tham dự “Hội nghị biểu dương phụ nữ dân tộc làm kinh tế giỏi vùng Tây Bắc” tại thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An). Cần cù, chịu khó, ham học hỏi, mạnh dạn chuyển đổi mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện của gia đình, bà Sành đã nỗ vươn lên làm giàu, giải quyết việc làm lúc nông nhàn cho nhiều chị em.

Sở NN&PTNT triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2016

(HBĐT) - Sáng 24/6, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2016.

Tiếp xúc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư

(HBĐT) - Ngày 23/6, Sở KH&ĐT đã tổ chức hội nghị tiếp xúc với doanh nghiệp đang thực hiện dự án và nghiêu cứu đầu tư vào địa bàn tỉnh nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư dự án kể từ ngày Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực từ ngày 1/7/2015. Tham dự có các sở, ngành, tổ chức liên quan, UBND các huyện, thành phố và các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Các ngân hàng, tổ chức tín dụng tích cực giải ngân nguồn vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn đã tích cực huy động nguồn vốn tại địa phương, quản lý chất lượng tăng trưởng, tiết kiệm chi phí tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay. Qua đó tạo điều kiện cho hàng ngàn doanh nghiệp, hộ kinh doanh có điều kiện tiếp cận nguồn vốn, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh.

Khó khăn trong xây dựng NTM ở xã Cun Pheo

(HBĐT) - Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo toàn xã chiếm gần 54%, thu nhập bình quân đầu người mới đạt 13, 2 triệu đồng, cơ sở vật chất thiếu thốn, việc huy động còn gặp nhiều khó khăn, do đó, đến nay, xã Cun Pheo (Mai Châu) mới hoàn thành được 8/19 tiêu chí xây dựng NTM. Con đường trước mắt của Cun Pheo còn chất chồng khó khăn.

Xây dựng 29 mô hình phát triển sản xuất

(HBĐT) - Bằng nguồn vốn từ các chương trình, dự án, trong 6 tháng đầu năm, huyện Kim Bôi đã xây dựng được 29 mô hình phát triển sản xuất nâng cao thu nhập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục