Những giả đấu hàng đầu châu Âu phải chịu áp lực khủng khiếp khi lỗ tới hàng tỷ euro vì đại dịch và tất nhiên vẫn còn chưa thể lường hết những thiệt hại lâu dài sau này.



Đại dịch COVID-19 khiến nhiều đội bóng ở châu Âu rơi vào tình trạng tồi tệ về kinh tế và phải đứng trước nguy cơ phá sản do sự mất cân bằng về quỹ lương, doanh thu...

Những giả đấu hàng đầu châu Âu như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Italy thậm chí còn phải chịu áp lực khủng khiếp khi lỗ tới hàng tỷ euro vì đại dịch và tất nhiên vẫn còn chưa thể lường hết những thiệt hại lâu dài sau này.

Anh: Sẽ có đội bóng mất khả năng chi trả vào giữa tháng 8

Nếu Premier League không được tiếp tục thi đấu, các câu lạc bộ sẽ phải đối mặt với một khoản thất thu khổng lồ. Giám đốc Điều hành Premier League Richard Masters tuyên bố: "Chúng tôi sẽ thất thu một số tiền lên đến 1 tỷ bảng nếu như không được tiếp tục thi đấu."

Giải đấu sẽ mất khoảng 700-800 triệu euro tiền bản quyền truyền hình (trong và ngoài nước), 250-300 triệu euro từ các hợp đồng tài trợ và quảng cáo, khoảng 170-180 triệu euro tiền thi từ bán vé và các dịch vụ khác (mùa bóng 2018-19, tất cả các câu lạc bộ Anh thu về 5,88 tỷ euro).

Trước tình cảnh hiện tại, hôm 1/5 vừa qua, đại diện các câu lạc bộ đã họp nhưng vẫn chưa đi đến quyết định cuối cùng, trong khi truyền thông dự đoán khoảng giữa tháng 6 giải đấu có thể trở lại thi đấu.

COVID-19 đang khiến nhiều đội bóng phải với mặt với nguy cơ hết tiền và mất khả năng chi trả. Chủ tịch Burnley Mike Garlick công khai với báo chí rằng câu lạc bộ của ông sẽ hết tiền vào tháng 8 nếu như không được tiếp tục thi đấu.

Với 5 trận đấu còn lại trên sân nhà họ sẽ mất ít nhất 5,7 triệu euro, nếu nhưng tính cả tiền truyền hình số tiền sẽ lên đến 50 triệu euro.

Những câu lạc bộ hàng đầu và có tiềm lực tài chính mạnh thậm chí còn phải chịu tổn thất hơn. Manchester United sẽ thất thu 133 triệu euro, còn Liverpool là 118 triệu euro...

Theo thống kê, trong số 20 câu lạc bộ đang thi đấu tại Premier League mùa này, chỉ có 8 câu lạc bộ làm ăn có lãi, trong khi quá nửa các câu lạc bộ Anh không có tiền để dành và nếu tình trạng dừng thi đấu còn kéo dài hậu quả sẽ là không thể lường trước.

Tây Ban Nha: Lỗ lớn kể cả tiếp tục thi đấu có khán giả

"La Liga sẽ thiệt hại 1 tỷ euro nếu giải đấu phải dừng, 300 triệu euro nếu tiếp tục diễn ra mà không có khán giải, và kể cả khi có khán giả thì con số thiệt hại cũng lẽ lên đến 150 triệu euro," Javier Tebas, Chủ tịch La Liga cho biết về số tiền thiệt hại mà giải đấu này sẽ phải gánh chịu vì bị gián đoạn

Ông nói tiếp: "Chúng tôi sẽ nói chuyện với các nhà đài khi tôi biết chính xác kế hoạch thi đấu trở lại. Nếu không được tiếp tục, chúng tôi sẽ mất 500 triệu euro." Những thiệt hại khác được tính vào tiền tài trợ (150-200 triệu euro), tiền vé và dịch vụ trên sân (khoảng 150-170 triệu euro).

Theo thống kê, tiền bản quyền truyền hình ở Tây Ban Nha từ mùa giải 2016-17 được chia theo thành tích. FC Barcelona là đội nhận được nhiều nhất mùa bóng 2018-19 với 166,5 triệu euro trong tổng số 1,42 tỷ euro, Real Madrid (155,3 triệu euro) và Atlético Madrid (119,2 triệu euro).

Đội được chia ít nhất là câu lạc bộ xuống hạng Huesca (44,2 triệu euro). 

Khả năng tài chính các câu lạc bộ Tây Ban Nha phụ thuộc rất lớn vào số tiền này, trong đó tiền truyền hình chiếm khoảng 40% tổng thu nhập của La Liga (3,8 tỷ euro)

Pháp: Thiệt hại 445 triệu euro

Sau khi Thủ tướng Édouard Philippe tuyên bố không cho phép các giải đấu thể thao diễn ra cho đến tháng 9, Ligue 1 đã quyết định khép lại mùa giải 2019-20 và công nhận PSG vô địch.

Với việc sớm khép lại mùa giải, Ligue 1 sẽ thiệt hại khoảng từ 393 đến 443 triệu euro, trong đó mất 245 triệu euro tiền truyền hình, 100-140 triệu euro tiền tài trợ và quảng cáo, 50-60 triệu euro tiền vé và dịch vụ.

Do Ligue 1 kết thúc giải đấu, các nhà đài Canal+ và BeIN Sports từ chối không trả số tiền còn lại theo hợp đồng tới ngày 5/6 (tổng cộng lên đến 140 triệu euro).

Tiền truyền hình là yếu tố sống còn của nhiều câu lạc bộLigue 1. Mùa bóng 2018/19 nó chiếm 36% thu nhập của các đội bóng - với một số đội nó còn cao hơn thế.

Amiens, SC Amiens có tổng thu nhập mùa bóng 2018-19 là 41,6 triệu euro trong đó 21,6 triệu euro là tiền truyền hình (52%). SCO Angers, đội bóng này có tổng thu nhập 35,4 triệu euro thì có tới 23,7 triệu euro tiền truyền hình (67%). 

Rất nhiều đội bóng Pháp đã phải đăng ký thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp cho cả cầu thủ và nhân viên của mình.

Chủ tịch AS Saint-Etienne, ông Bernard Caiazzo cay đắng cảnh báo: "Sẽ có ít nhất 1/3 số câu lạc bộ đang phải đối đầu với nguy cơ phá sản." Đó là chưa kể đến, các câu lạc bộ đang lo ngại cầu thủ trẻ do họ đào tạo muốn bán ra nước ngoài sẽ mất giá ít nhất 30%.

Italy: Một nửa các câu lạc bộ đang thi đấu ở Sirie A bị đe dọa

Serie A sẽ mất khoảng 700 triệu euro thu nhập nếu như họ ngừng thi đấu, 350 triệu euro tiền truyền hình, 200 triệu euro tài trợ và quảng cáo, 150 triệu euro tiền vé và dịch vụ.

Các câu lạc bộ hàng đầuSerie Anhư AC Milan sẽ mất 145 triệu euro thu nhập, Juventus (140 triệu euro), AS Roma (120 triệu euro).

Tờ La Repubblica của Italy dự đoán, sẽ có ít nhất 10/20 đội bóng ở Serie A phá sản nếu như mùa giải kết thúc hoặc giải phải thi đấu không khán giả cho đến hết 2020 và chỉ có đội bóng nào có người tiềm năng đứng sau chi tiền thì mới được coi là an toàn.

Tờ báo này cũng cảnh báo rất có thể toàn bộ Serie A sẽ rơi vào tay những tài phiệt Trung Quốc - điều mà người hâm mộ Italy không hề muốn.

So với những giải đấu hàng đấu châu Âu khác, đại dịch COVID-19 gây khó khăn Serie A nhiều nhất. Theo Gazzetta dello Sport, các câu lạc bộ ở giải đấu này nợ ngập đầu. Tổng số tiền họ đang nợ lên đến 2,482 tỷ euro, trong đó Juventus nợ 576,8 triệu euro, Inter (490,1 triệu euro), Roma (425,5 triệu euro).

Mặc dù Liên đoàn bóng đá Italy đã áp dụng nhiều biện pháp để giảm gánh nặng cho câu lạc bộ - như giảm 1/3 lương cầu thủ và nhân viên. Họ sẽ tiết kiệm được vào khoảng 335 triệu euro. Nhưng nếu như giải đấu bị dừng lại, số tiền đó không thấm vào đâu khi nó chỉ là 1/6 thu nhập của cả giải đấu.

Hiện tại, công đoàn các cầu thủ đã đưa ra ý kiến chống lại quyết định này, họ muốn tiếp tục thi đấu nếu có thể, nhằm giảm thiệt hại tới mức thấp nhất.

Đức: Những trận đấu không khán giả sẽ 'cứu' rất nhiều đội bóng

Bundesliga sẽ chịu thiệt hại 750 triệu euro nếu như không thể tiếp tục, trong đó riêng tiền bản quyền đã lên đến 300 triệu euro. Thậm chí, các chuyên gia kinh tế còn đưa ra con số 950 triệu euro nếu không tiếp hoàn thành mùa giải (81+1 trận bị hoãn).

May mắn cho Bundesliga, giải đấu chắc chắn sẽ được thi đấu trở lại trên sân không có khán giả. Thứ Tư tuần này (6/5), chính phủ Đức sẽ quyết định bao giờ cho phép giải đấu sẽ được tiếp tục.

Giám đốc điều hành của DFL, Christian Seifert tuyên bố: "Đó là giải pháp kinh tế duy nhất. Rất nhiều câu lạc bộ sẽ được cứu."

Để có được giải pháp cứu giúp các câu lạc bộ này,Bundesligaphải cảm ơn nhà đài Sky - đơn vị đã ứng trước số tiền 300 triệu euro bản quyền truyền hình (phải đến tháng 6 mới phải trả) để DFL chia cho các câu lạc bộ giúp họ có thể chi trả những khoản cần thiết khi chưa có thêm thu nhập khác.

FC Bayern và BVB Dortmund là hai đội bóng chịu thiệt thòi nhiều nhất khi phải thi đấu không khán giả. FC Bayern (kể cả DFB-Pokal và Champions League) sẽ mất ít nhất 16 triệu euro tiền vé và dịch vụ. BVB Dortmund còn 5 trận sân nhà sẽ mất khoảng 15 triệu euro.


Theo VietnamPlus

Các tin khác


Thể thao - sân chơi bổ ích cho công nhân, viên chức, lao động

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào thể dục, thể thao (TDTT) trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) phát triển mạnh mẽ, rộng khắp. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT gắn với nhứng ngày lễ, kỷ niệm, Quốc tế Lao động 1/5, Tháng Công nhân... Hoạt động thể thao vui tươi, sôi nổi, phấn khởi đã thu hút đông đảo CNVCLĐ tham gia, góp phần thúc đẩy việc tập luyện cải thiện sức khỏe, nâng cao đời sống tinh thần, thắt chặt tình đoàn kết, chung tay thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH.

Bóng đá Hàn Quốc sớm trở lại, tạo hình mẫu cho các giải đấu châu Á

Liên đoàn Bóng đá Hàn Quốc vừa ra thông báo quyết định cho phép Giải Vô địch quốc gia K-League sớm trở lại từ ngày 8-5, áp dụng đồng thời nhiều biện pháp phòng dịch Covid-19. Đó cũng được xem như tín hiệu tích cực để các các giải đấu khác tại châu Á lấy làm hình mẫu tổ chức thời gian tới.

Nỗ lực chinh phục đấu trường Olympic

Với thành tích xuất sắc của mình, vận động viên Lê Thanh Tùng đã làm vẻ vang cho thể dục dụng cụ Việt Nam khi giành vé tham dự Thế vận hội mùa hè tại Tokyo (Nhật Bản). Hiện, vận động viên Lê Thanh Tùng đang miệt mài tập luyện để chuẩn bị chinh phục đấu trường Olympic tại Tokyo vào năm 2021.

Thể thao Việt Nam vượt khó duy trì tập luyện mùa Covid-19

Việc luyện tập đều đặn để duy trì và nâng cao trình độ luôn là yêu cầu tiên quyết của các VĐV trong mọi môn thể thao. Với ngành thể thao Việt Nam, vấn đề này đã và đang được giải quyết một cách hợp lý, dù các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia lớn nhất cả nước phải tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19.

Phát triển đội ngũ hướng dẫn viên, cộng tác viên thể thao

(HBĐT) - Đến nay, tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được đội ngũ hướng dẫn viên (HDV), cộng tác viên (CTV) thể thao. Những HDV, CTV thể thao là cầu nối góp phần đưa phong trào thể dục, thể thao (TDTT) tại địa phương ngày càng phát triển.

EURO 2020 sẽ không đổi tên dù diễn ra năm 2021

Giải vô địch châu Âu sẽ không thay đổi logo hay tên giải mặc dù đã bị hoãn lại một năm vì đại dịch Covid-19. UEFA chiều nay đã khẳng định rằng tên giải sẽ không thay đổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục