Thông tin từ Hiệp hội xe đạp châu Á (ACC) cho biết khả năng Giải vô địch xe đạp đường trường năm 2020 (dự kiến diễn ra vào tháng 6 tại Malaysia) có thể bị huỷ là rất cao do tác động của dịch Covid-19. Điều này sẽ khiến nhiều tay đua ở châu Á mất đi một cơ hội lớn giành vé tham dự Olympic Tokyo 2020, trong đó có các VĐV của Việt Nam.



Tay đua Nguyễn Thị Thật đang giữ ngôi đương kim vô địch đường trường nữ châu Á.

Hoạt động xe đạp trong nước, ngoại trừ Cuộc đua xe thực tế ảo tranh Cúp truyền hình TPHCM vừa kết thúc vài ngày trước, hiện vẫn đang tạm hoãn. Chính vì vậy, các tay đua Việt Nam chỉ có thể tập luyện thể lực và chuyên môn trên các thiết bị tại chỗ, chờ ngày trở lại với các giải đua xe chuyên nghiệp khi được các cơ quan chức năng cấp phép trở lại.
Nói như các HLV, thì đây là thách thức rất lớn đối với các tay đua, bởi lẽ tập chay và thiếu thi đấu cọ xát với đồng nghiệp sẽ khó mà thẩm định được sự thăng tiến về trình độ, duy trì được thể trạng đã may mắn lắm rồi. Mặc dù các đội đua chuyên nghiệp vẫn duy trì cho VĐV tập luyện thời gian giãn cách xã hội vừa rồi, nhưng các tay đua thừa nhận họ "thèm khát” được trở lại đường đua thực sự.

Ở đấu trường quốc tế, Liên đoàn xe đạp thế giới (UCI) và Hiệp hội xe đạp châu Á (ACC) cùng huỷ hàng loạt giải đua quan trọng, chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn khi nối lại hoạt động vì lịch thi đấu phải dồn toa, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội tranh vé tham dự Olympic Tokyo 2020 vào năm tới của nhiều tay đua chưa đạt chuẩn.

Về phía ACC, tuyên bố mới đây cho thấy hiệp hội xe đạp châu lục buộc phải cân nhắc khả năng huỷ bỏ Giải vô địch xe đạp đường trường châu Á 2020 dự kiến diễn ra vào tháng 6, trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát triệt để. 

Ông Datuk Amarjit Singh Gill, uỷ viên ban điều hành ACC, cho biết: "Để hạn chế việc di chuyển trong mùa dịch Covid-19, tránh lây lan ra cộng đồng, ACC sẽ sớm đưa ra quyết định hoãn lại mọi sự kiện từ nay cho đến khi mọi chuyện được kiểm soát ổn. Chúng ta không thể mạo hiểm sức khoẻ của VĐV và ACC sẽ tuân thủ mọi khuyến cáo từ các tổ chức y tế và giới quản lý thể thao thế giới nhằm cùng toàn cầu ngăn chặn dịch bệnh, bất kể thiệt hại về tài chính có lớn đến đâu đi nữa”.

Giới chức xe đạp châu Á từng hy vọng giải đua xe đường trường sau một lần hoãn hồi tháng 3, nhiều khả năng sẽ được nối lại vào trung tuần tháng 6 cũng tại Cyberjaya (Malaysia). Nhưng đến hiện tại thì ngay cả những người lạc quan nhất cũng đành thừa nhận đấy là phương án bất khả thi. Sự an toàn của VĐV và của cả cộng đồng cần được đảm bảo, nhất là khi dịch bệnh ở Malaysia chưa chấm dứt.

ACC có thể sẽ phải thiết kế lại kế hoạch tổ chức các giải đua trong thời gian tới, mà mục đích chính là giúp các tay đua châu Á còn cơ hội tranh chấp những tấm vé dự Olympic 2020. Thời điểm tháng 11 hoặc 12 đang được xem xét, vì giải vô địch châu lục là sự kiện duy nhất được UCI tính chuẩn Olympic cho các VĐV trong năm 2020. Cuối tháng 5, ACC sẽ họp trực tuyến để đưa ra những quyết định chính thức về các hoạt động của mình từ nay đến cuối năm.
Tại Việt Nam, tay đua nữ số 1 Nguyễn Thị Thật đang kỳ vọng bảo vệ thành công danh hiệu vô địch cá nhân ở giải châu Á (năm ngoái, Thật đoạt HCV nội dung cá nhân đường trường nữ), để có thể lần đầu tiên giành vé đến đấu trường Olympic. Nếu giải đấu bị huỷ bỏ và tình trạng dồn lịch đến năm 2021, cánh cửa dành cho Thật cũng như các tay đua mạnh khác ở Đông Nam Á sẽ bị thu hẹp lại.


                            Theo SGGP

Các tin khác


Các hoạt động thể thao nào sẽ trở lại vào tháng 5?

Các hoạt động thể thao chỉ có thể trở lại khi dịch COVID-19 không còn nguy hại. Nếu được sự cho phép của Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) khi dịch bệnh được kiểm soát, nhiều hoạt động thể thao quần chúng sẵn sàng trở lại bình thường vào tháng 5 này.

Thể thao Việt Nam: Vượt qua khó khăn, sẵn sàng bước vào thi đấu đỉnh cao

Đầu năm 2020, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới các mặt của đời sống, trong đó có lĩnh vực thể dục thể thao. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, chuyên gia, huấn luyện viên, vận động viên, ngành Thể dục thể thao đã chỉ đạo các đơn vị liên quan làm tốt công tác phòng, chống, ngăn ngừa lây nhiễm, đồng thời vẫn có phương án tập luyện phù hợp để các vận động viên sẵn sàng bước vào thi đấu đỉnh cao ngay khi dịch đi qua.

Thể thao - sân chơi bổ ích cho công nhân, viên chức, lao động

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào thể dục, thể thao (TDTT) trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) phát triển mạnh mẽ, rộng khắp. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT gắn với nhứng ngày lễ, kỷ niệm, Quốc tế Lao động 1/5, Tháng Công nhân... Hoạt động thể thao vui tươi, sôi nổi, phấn khởi đã thu hút đông đảo CNVCLĐ tham gia, góp phần thúc đẩy việc tập luyện cải thiện sức khỏe, nâng cao đời sống tinh thần, thắt chặt tình đoàn kết, chung tay thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH.

Bóng đá Hàn Quốc sớm trở lại, tạo hình mẫu cho các giải đấu châu Á

Liên đoàn Bóng đá Hàn Quốc vừa ra thông báo quyết định cho phép Giải Vô địch quốc gia K-League sớm trở lại từ ngày 8-5, áp dụng đồng thời nhiều biện pháp phòng dịch Covid-19. Đó cũng được xem như tín hiệu tích cực để các các giải đấu khác tại châu Á lấy làm hình mẫu tổ chức thời gian tới.

Nỗ lực chinh phục đấu trường Olympic

Với thành tích xuất sắc của mình, vận động viên Lê Thanh Tùng đã làm vẻ vang cho thể dục dụng cụ Việt Nam khi giành vé tham dự Thế vận hội mùa hè tại Tokyo (Nhật Bản). Hiện, vận động viên Lê Thanh Tùng đang miệt mài tập luyện để chuẩn bị chinh phục đấu trường Olympic tại Tokyo vào năm 2021.

Thể thao Việt Nam vượt khó duy trì tập luyện mùa Covid-19

Việc luyện tập đều đặn để duy trì và nâng cao trình độ luôn là yêu cầu tiên quyết của các VĐV trong mọi môn thể thao. Với ngành thể thao Việt Nam, vấn đề này đã và đang được giải quyết một cách hợp lý, dù các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia lớn nhất cả nước phải tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục