Du khách quốc tế chọn mua sản phẩm lưu niệm trong Khu du lịch cộng đồng bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu).
(HBĐT) - Thời gian gần đây, tại một số tỉnh miền Trung xuất hiện hiện tượng người nước ngoài trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du khách trái pháp luật, thậm chí xuyên tạc văn hóa, lịch sử Việt Nam. Đây không chỉ là những hành vi vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động du lịch, chất lượng dịch vụ và hình ảnh đất nước. Với 90.000 lượt khách quốc tế đến Hòa Bình trong 6 tháng đầu năm 2016 và ước cả năm 220.000 lượt khách; ngay từ bây giờ, tỉnh ta cần khẩn trương có các giải pháp để siết chặt quản lý hoạt động của du khách và hướng dẫn viên du lịch người nước ngoài đến thăm quan du lịch tại tỉnh.
Theo số liệu thống kê của Sở VH-TT&DL, trung bình mỗi năm, tỉnh ta thu hút khoảng 220.000 lượt khách quốc tế, chiếm trên 10% tổng số lượt khách du lịch. Dự kiến đến năm 2020 sẽ có khoảng 546 nghìn lượt khách quốc tế đến du lịch tại tỉnh ta. Có hai điểm đến thu hút đông đảo du khách quốc tế là huyện Lương Sơn với khu nghỉ dưỡng Sân golf Phượng Hoàng (xã Lâm Sơn) và huyện Mai Châu với các bản làng du lịch cộng đồng tại thị trấn Mai Châu, xã Piềng Vế, xã Chiềng Châu...
Khách du lịch quốc tế đến khu nghỉ dưỡng Sân golf Phượng Hoàng chủ yếu có quốc tịch Hàn Quốc và thường đến vào dịp từ tháng 12 dương lịch đến tháng 1,2 năm sau. Khách du lịch quốc tế đến Mai Châu chủ yếu từ các nước châu âu (Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan), Đông Bắc á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc...), một số nước Bắc Mỹ và các nước ASEAN. Thời điểm tập trung đông khách du lịch quốc tế từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau.
Cũng theo số liệu của Sở VH-TT&DL, toàn tỉnh hiện có 4 đơn vị kinh doanh lữ hành. Nội dung hoạt động chủ yếu là tổ chức tour, tuyến cho du khách người Hòa Bình đi thăm quan các tỉnh khác hoặc du lịch nước ngoài. Còn du khách nói chung, du khách quốc tế nói riêng chủ yếu đến Hòa Bình do các đơn vị lữ hành khu vực thành phố Hà Nội hoặc những tỉnh lân cận tổ chức. Các công ty lữ hành này bố trí luôn hướng dẫn viên du lịch cho từng tour chuyến và hầu như không sử dụng đến hướng dẫn viên của Hòa Bình.
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Song song với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp để thu hút khách quốc tế, Sở VH-TT&DL cũng luôn chú trọng tham mưu cho Ban Chỉ đạo du lịch tỉnh cũng như phối hợp với các ngành liên quan để quản lý chặt chẽ hoạt động của khách du lịch và hướng dẫn viên quốc tế đến thăm quan, du lịch tại tỉnh. Trong đó, chú trọng đảm bảo an ninh trật tự, không để xảy ra các vụ việc, tình huống phức tạp về an ninh hoặc lợi dụng hoạt động du lịch để tuyên truyền đạo trái phép. Qua công tác của Thanh tra Sở cũng như công tác quản lý, giám sát của ngành chuyên môn tại các địa phương chưa phát hiện trường hợp nào người nước ngoài trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du khách trái pháp luật hoặc xuyên tạc văn hóa, lịch sử, địa phương.
Tuy nhiên, trước thực trạng phức tạp đang diễn ra tại các tỉnh miền Trung và thực hiện Công văn số 2583 ngày 6/7/2016 của Bộ VH-TT&DL bắt về việc chấn chỉnh, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch tại các địa phương, Sở VH-TT&DL bắt đầu có những động thái mạnh mẽ.
Đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh cho biết thêm: Với chức năng là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Du lịch tỉnh, Sở sẽ tham mưu cho Ban Chỉ đạo ra văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các ngành, địa phương quan tâm, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch. Đồng thời chỉ đạo Thanh tra ngành phối hợp với các ngành chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh du lịch, nhất là hoạt động của các công ty lữ hành và du khách quốc tế nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các sai phạm. Sở cũng chú trọng phát huy vai trò của Hiệp hội Du lịch tỉnh, các Ban quản lý di tích danh lam thắng cảnh, cơ sở lưu trú... trong việc tuyên truyền, giám sát hoạt động của các đơn vị lữ hành, đoàn khách du lịch quốc tế đảm bảo đúng quy định pháp luật.
Dương Liễu
Tối 17/7, Chung khảo phía Bắc cuộc thi Hoa hậu Việt Nam (HHVN) 2016 sẽ diễn ra tại Tuần Châu – Hạ Long, Quảng Ninh với sự tham gia của 32 người đẹp. HNMO điểm mặt những thí sinh ấn tượng của vòng này, những người có thể sẽ làm nên chuyện ở mùa thi nhan sắc năm nay
(HBĐT) - Quảng bá hình ảnh du lịch thông qua các sản phẩm quà tặng, đồ lưu niệm địa phương từ lâu nay đã khẳng định được vai trò quan trọng tạo nên những sắc thái du lịch riêng biệt và thành công ở nhiều điểm du lịch trên địa bàn. Nhận thức được tầm quan trọng này, cơ quan chuyên môn đã tham mưu xây dựng các sản phẩm du lịch mang thương hiệu của các dân tộc cũng như của tỉnh, trước mắt phục vụ Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh diễn ra vào tháng 11 năm nay.
Ngày 11/7, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo, Ban tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2017 đã tổ chức phiên họp thứ nhất. Tại đây, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định, dựa trên sự đồng thuận của các đại biểu, Năm Du lịch quốc gia 2017 sẽ có tên đầy đủ là Năm Du lịch quốc gia 2017- Lào Cai – Tây Bắc với chủ đề “Sắc màu Tây Bắc”.
(HBĐT) - Ngày 11/7, Sở VH-TT&DL đã tổ chức hội nghị triển khai công tác văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình 6 tháng cuối năm 2016.
(HBĐT) - Chi hội nhiếp ảnh tỉnh vừa tổ chức tổng kết Trại sáng tác ảnh năm 2016 với chủ đề “Hòa Bình - bản sắc và hội nhập”.
(HBĐT) - Trên thế giới có 3 loại ngôn ngữ cơ bản phổ biến nhất: Tiếng nói dùng giao tiếp trực tiếp, đặc điểm của loại hình ngôn ngữ này giúp đối tác nghe được nguyên bản lới nói và có tính tương tác trực tiếp, điểm yếu cốt tử của nó là nói xong thì gió bay, không lưu giữ được. Ngôn ngữ viết: Dùng trong giao tiếp gián tiếp, hình thức dùng các ký hiệu ghi lại tiếng nói để ghi, khắc vào các vật liệu như: thẻ tre, tấm gỗ, bia đá..., ngày nay là giấy viết. Lời nói của người hôm nay nếu được ghi lại bằng chữ có thể nghìn năm sau người khác vẫn đọc được. Ngôn ngữ cử chỉ, hành động cơ thể: Dùng giao tiếp với người khuyết tật.