Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại Hội thảo.
(HBĐT) - Sáng 27/7, được sự đồng ý của UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Ngôn ngữ học- Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học về “Xây dựng bộ chữ Mường phục vụ cho việc bảo tồn, phát huy văn hóa Mường tại tỉnh Hòa Bình”. Dự hội thảo, về phía tỉnh ta có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Về phía Trung ương có GS.TS, Nhà giáo nhân dân Lê Quang Thiêm, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Việt Nam; GS.TS Mai Ngọc Chừ, chuyên gia ngữ âm học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, các nhà khoa học và các nghệ nhân.
Tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Văn Khang, Chủ nhiệm đề tài đã giới thiệu về quá trình xây dựng bộ chữ Mường tại tỉnh Hòa Bình. Đề tài đã được triển khai xây dựng qua 5 bước cơ bản gồm: Bước 1 chuẩn bị (tháng 11/2015); bước 2 điền dã (từ tháng 12/2015- 5/2016) tiến hành 4 đợt điều tra, điền dã ở Kim Bôi (Mường Động), Lạc Sơn (Mường Vang), Tân Lạc (Mường Bi), Cao Phong (Mường Thàng); bước 3 là xây dựng bộ chữ Mường; bước 4 thử nghiệm dạy bộ chữ Mường và bước 5 là tiến hành điều chỉnh bộ chữ. Công việc tiếp theo là tổ chức hội thảo khoa học chung và hoàn chỉnh, nghiệm thu đề tài…
Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Các nhà khoa học tham gia Đề tài thời gian qua đã có nhiều cố gắng điều tra, điền dã thực tế, phối hợp với các địa phương, các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh xây dựng dữ liệu và tìm giải pháp tốt nhất cho việc xây dựng Bộ chữ Mường của tỉnh. Nhằm mục đích bảo tồn, giữ gìn và phát huy Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường Hòa Bình, đồng thời cũng là nhiệm vụ thực hiện các nội dung cam kết sau khi Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cấp bằng bảo trợ cho Di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình, tiến tới lập hồ sơ di sản Mo Mường Hòa Bình trình tổ chức Khoa học, Giáo dục và văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp. Trong đó cần có một bộ chữ Mường thống nhất để ghi chép Mo Mường theo văn bản chính thức.
Qua 8 tháng thực hiện xây dựng Bộ chữ Mường, các nội dung đã hoàn thiện được 80% khối lượng công việc. Kế hoạch tiếp theo, sau khi UBND tỉnh phê duyệt Bộ chữ Mường sẽ tiến hành các công việc ứng dụng và đưa bộ chữ Mường vào cuộc sống…
Hội thảo cũng ghi nhận nhiều ý kiến trao đổi của các GS.TS, các nhà khoa học và các nghệ nhân. Theo đó, các ý kiến đều cho rằng, việc xây dựng bộ chữ viết tiếng Mường là một nhu cầu bức thiết nhằm bảo tồn tiếng Mường và văn hóa Mường. Bên cạnh việc đồng tình với các nội dung xây dựng bộ chữ Mường, các đại biểu cũng thẳng thắn trao đổi những vấn đề cần bổ sung, đề xuất, kiến nghị để xây dựng bộ chữ hoàn chỉnh hơn.
Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: Với tư cách là một người con của dân tộc Mường, tôi cũng như bao người dân của tỉnh rất mong muốn có một bộ chữ Mường thống nhất. Bộ chữ Mường ra đời sẽ đánh dấu một bước ngoặt của dân tộc Mường Hòa Bình mà trước đây chưa từng có. Việc xây bộ chữ Mường là việc làm hết sức cần thiết góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Mường. Mặc dù, tiếng Mường ở mỗi vùng có cách phát âm khác nhau, nhưng với cách lấy cái chung nhất để xây dựng bộ chữ Mường là cách làm được tán thành. Việc xây dựng bộ chữ Mường là bước đầu, trong quá trình đưa vào thực tiễn có thể sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Nhưng đây là việc làm hết sức cần thiết để bảo tồn, phát huy văn hóa Mường. Đồng thời, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị: Trước mắt, trong dịp kỷ niệm 130 năm thành lấp tỉnh, cùng với việc công bố bộ chữ Mường sẽ có những sáng tác bài hát, bài thơ, cuốn sách viết bằng chữ Mường. Những áng Mo cũng có thể viết bằng chữ Mường. Các ngành chức năng cần phối hợp tốt trong việc truyền bá mạnh mẽ bộ chữ Mường, chí ít là người dân tộc Mường phải biết chữ Mường. Nghiên cứu xây dựng bộ từ điển Mường- Việt. Xin ý kiến của Bộ GD-ĐT viết giáo trình dạy và học tiếng Mường bằng chữ Mường. Đề nghị Sở VH-TT&DL đề xuất với UBND tỉnh nghiên cứu thành lập Trung tâm nghiên cứu văn hóa Mường, góp phần bảo tồn, phát huy và nghiên cứu các giá trị văn hóa Mường. Với việc hoàn thiện bộ chữ Mường sẽ ghi lại những áng mo, góp phần đưa Di sản văn hóa Mo Mường được UNESCO công nhân là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Hương Lan
Sau âm nhạc, hài, đối tượng thiếu nhi giờ đang là “miếng mồi béo bở” của các chương trình truyền hình thực tế. Không riêng chỉ các chương trình chuyên biệt cho đối tượng này, mà ngay cả các chương trình có sự xuất hiện của các tài năng nhí cũng được khai thác một cách triệt để.
(HBĐT) - Trong 3 ngày từ 19 - 21/7, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo Chí - Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ "kỹ năng sản xuất video cho báo mạng". Tham dự lớp bồi dưỡng có hơn 30 phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan báo chí trung ương và báo Đảng địa phương.
Sau đêm chung khảo phía Bắc cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016 (HHVN), Ban giám khảo đã chọn ra 18 người đẹp phía Bắc vào vòng chung kết. Trong số này, đã xuất hiện nhiều thí sinh tiềm năng với bảng thành tích đáng nể cả về học tập lẫn về nhan sắc.
Ngay sau đêm chung khảo phía Bắc, tại TP Hạ Long, Quảng Ninh, 36 thí sinh vào vòng chung kết toàn quốc Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2016 chính thức bước vào phần thi “Người đẹp biển”. Đây là hoạt động đầu tiên trên hành trình chinh phục vương miện của các thí sinh, được diễn ra tại sân khấu Mặt trời của Khu du lịch quốc tế Tuần Châu.
(HBĐT) - Ngày 19/7, Công ty cổ phần Du lịch Hoà Bình tổ chức Họp báo giới thiệu tác phẩm “Đà Giang đại hợp xướng”. Đến dự có đồng chí Bùi Văn Cửu. UVBTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; lãnh đạo các sở, ban, ngành; các nhạc sĩ, văn nghệ sĩ trong nước, các phóng viên báo chí trung ương và địa phương.
(HBĐT) - Tối 17/7, huyện Tân Lạc đã tổ chức tổng kết và trao giải hội thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Tân Lạc năm 2016.