(HBĐT) - Từ thời kỳ trung đại, cuối thiên niên kỷ 1, sau công nguyên, thời người Việt - Mường còn chung một gốc, sử dụng một ngôn ngữ đến thời kỳ cận đại (1858 - 1945). Thời người Mường đã phát minh, sử dụng phương thức trình tấu một, hai người với một, hai chiếc chiêng vào ban đêm. Với chức trách của người tuần tra và tiếng chiêng âm vang trầm hùng trên đường làng, ngõ xóm nhắc nhở mọi người đề phòng kẻ gian, trộm cắp, kẻ cướp xâm hại gia đình, làng, xóm và nhắc nhở mọi nhà phải cẩn trọng bếp núc, củi lửa đề phòng hỏa hoạn. Tiếng chiêng cũng được sử dụng hữu hiệu khi lên rừng kéo gỗ làm nhà, săn thú, xuống sông, suối đánh cá để cải thiện bữa ăn, nâng cao đời sống.

 

Từ ngày 2 - 7 tháng giêng hàng năm (theo lịch âm), dàn chiêng Sắc bùa thay mặt cho cộng đồng làng, xóm, nhân danh của sự may mắn, ước mong năm mới/ một thời kỳ phát triển mới. Cùng nhau xếp hàng đi quanh đường làng, ngõ xóm đến từng nhà mừng xuân chúc Tết. Phường bùa vừa đi vừa tấu những bản nhạc: Sắc bùa vào hội, đi đường, bông trắng, bông vàng. Tiếng chiêng trầm bổng, nhịp nhàng và tiếng hát. Phát giác nhà ông (mở nước) trang trọng, ngợi khen, đượm tình, kính thương của ông trưởng phường bùa.

 

Anh em phường bùa chúng tôi bước vào/ở ngoài chung quanh cắm rợ/Cột cửa khén chạm đuôi con cá/Xà cửa trạm đuôi con muông/Đất ông chào ông/ Đất Mường chào Mường…

 

Tiếng chiêng và lời hát vang vọng vào từng khoang nhà, thẳm sâu vào lòng người, ngời ngời niềm tin hy vọng.

 

Thực hiện nghị quyết của Đảng, xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, các nghệ nhân và nghệ sĩ của tỉnh Hòa Bình đã nêu cao tinh thần trách nhiệm giữ gìn – phát huy, kế thừa – phát triển nền văn hóa cổ truyền của dân tộc, trong đó có truyền thống tổ chức trình tấu và diễu hành văn hóa âm nhạc chiêng đường làng.

 

Sau ngày 8/3/2016, khi Ban tổ chức thông báo kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và lễ hội chiêng Mường lần thứ hai của tỉnh, đến nay, các nghệ sĩ, nhạc sĩ với tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ đối với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của quê hương, đất nước, với lòng trân trọng, yêu quý nền văn hóa dân tộc đã bàn bạc, xây dựng kịch bản, lời bình, trao đổi kế hoạch và mời 1.600 nghệ nhân tham gia cuộc trình tấu, trình diễn chiêng đường phố lần thứ 2.

 

Nhiều nghệ nhân các đội văn nghệ không chuyên ở phường, xã đã cùng nhau ôn luyện, trình tấu, những bản nhạc chiêng cổ truyền của dân tộc mong được tham gia trình tấu, trình diễn chiêng ở ngày đại lễ của tỉnh.

 

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Thực đã ở tuổi 80 là người Mường đa tài, suốt đời mê say tiếng thiêng của những chiếc chiêng vật báu đã tự tổ chức, động viên, khuyến khích các nghệ nhân đội văn nghệ xóm Chăm, phường Thái Bình  (TP Hòa Bình) đêm nào cũng say mê luyện tập những bản nhạc chiêng cổ truyền: Đi đường, Chầm khầm, Bến rộng sông Bờ, Bông trắng, Bông vàng, Vào hội và một bản chiêng mới phát triển. Mong được đứng trong dàn chiêng lớn gồm 1.600 nghệ nhân của cả tỉnh trình tấu, trình diễn chiêng chào mừng Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và lễ hội chiêng Mường lần thứ 2 của tỉnh.

 

                                                NSƯT Bùi Chí Thanh (CTV)

 

 

Các tin khác


Gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 130 năm thành lập huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn vừa tổ chức lễ gắn biển chào mừng kỷ niệm 130 năm thành lập huyện tại cầu Bãi Sỏi, xã Nhuận Trạch.

Tổng kết và trao giải cuộc thi tìm hiểu lịch sử huyện Lạc Thủy 130 năm xây dựng và phát triển

(HBĐT) - Ngày 21/10, Ban tổ chức cuộc thi tìm hiểu lịch sử huyện Lạc Thủy 130 năm xây dựng và phát triển đã tổ chức hội nghị tổng kết và trao giải cuộc thi.

Phê duyệt chương trình tổng thể các hoạt động Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2

(HBĐT) - Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường Hòa Bình lần thứ 2 năm 2016 đã ban hành Quyết định số 120/QĐ-BTC ngày 11/10/2016 về việc phê duyệt chương trình tổng thể các hoạt động Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ 2 năm 2016.

Nêu gương sáng giữ gìn và phát huy các làn điệu dân ca Mường

(HBĐT) - “Quê hương Nam Thượng bao la/ Danh lam thắng cảnh quê nhà giàu sang / Có hồ dẫn nước quanh nhà / Có đường đi lại xóm làng yên vui / Ruộng ao có cá chân bèo / Quyết tâm xóa đói - giảm nghèo…”. Những lời ca ngọt ngào của bài dân ca Mường “Lưu Thủy” được các cụ Hội NCT xã Nam Thượng (Kim Bôi) thể hiện đã đi vào trái tim của bao người. Từ xa xưa, dân tộc Mường đã coi dân ca Mường là loại hình giao tiếp, lời tâm sự, tỏ tình với người khác giới, là sự rung động của trái tim. Khi hát, họ được thể hiện tâm tư, tình cảm nỗi lòng mọi lúc, mọi nơi.

Phụ nữ Việt thật đáng yêu qua các phóng sự ảnh

Có rất nhiều phóng sự ảnh về người phụ nữ Việt Nam xinh đẹp từ ngoại hình đến nhân cách sống, tinh thần lao động, đức tính chịu thương chịu khó và hi sinh gửi đến Cuộc thi phóng sự ảnh Việt Nam - Đất nước - Con người.

BCĐ về Di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình đánh giá kết quả công tác 9 tháng năm 2016

(HBĐT) - Sáng 19/10, BCĐ về Di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình tổ chức cuộc họp đánh giá kết quả công tác 9 tháng năm 2016 và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì cuộc họp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục