(HBĐT) - Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Thị Niềm, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, thành viên Ban chủ nhiệm xây dựng bộ chữ Mường cho biết: Ngôn ngữ có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người và nền văn hóa dân tộc thì chữ viết chính là công cụ của ngôn ngữ.
Sự sáng tạo ra chữ viết là một trong những thành quả văn hóa lớn lao, quan trọng nhất của nhân loại. Các nền văn hóa, văn minh, kiến thức của nhân loại từ thời cổ đại được truyền đạt đến nay chính là nhờ có chữ viết. Người Mường có nền văn hóa phong phú và đặc sắc. Trong đó gồm có hàng trăm lễ hội, nghi lễ trong đời sống; nghề thủ công nổi bật với nghề dệt, đan lát, đúc trang sức bạc…; nghệ thuật trình diễn; kiến trúc nổi bật là nhà sàn; văn chương nổi bật nhất là sử thi “Đẻ đất, đẻ nước” và hệ thống truyện cổ tích, thơ ca, câu đố, tục ngữ…; tín ngưỡng tôn giáo với tín ngưỡng đa thần theo đó là nhiều phong tục tập quán đặc sắc; nghệ thuật âm thanh điển hình với nhiều loại nhạc cụ âm nhạc và nhiều loại hình ca hát. Tuy nhiên, nền văn hóa Mường cổ truyền phong phú và đặc sắc được truyền đạt đến ngày nay chủ yếu bằng phương thức truyền miệng trong dân gian. Việc truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể và làm công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc là việc làm cấp bách và thường xuyên. Do vậy rất cần có bộ chữ Mường thống nhất để phục vụ những mục đích trên.
Lãnh đạo tỉnh và Ban chủ nhiệm đề tài xây dựng Bộ chữ Mường tại Hội thảo khoa học xây dựng Bộ chữ Mường phục vụ cho việc bảo tồn, phát huy văn hóa Mường.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 nêu rõ “Chú trọng việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể các dân tộc; tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, con người, bản sắc văn hóa các dân tộc; tổng hợp, kiểm kê, lập hồ sơ di sản văn hóa trình Bộ VH -TT&DL quyết định công nhận Mo Mường, Chiêng Mường là Di sản văn hóa cấp quốc gia; xây dựng lộ trình lập hồ sơ khoa học trình UNESCO công nhận Sử thi Mo Mường là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”. Để thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, xây dựng bộ chữ Mường có thể coi là “khâu đột phá”. Bởi vì có chữ viết mới có thể ghi lại Mo Mường một cách chính xác, mới có thể đưa Mo Mường ra thế giới. Đồng thời, chữ viết giúp con em dân tộc Mường ở Hòa Bình học và sử dụng tiếng Mường để bảo tồn và phát huy, giúp người Mường khẳng định được lòng tự tôn dân tộc. Việc xây dựng Bộ chữ Mường là một trong những công trình quan trọng và có ý nghĩa trong Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh.
Để hiện thực hóa việc xây dựng Bộ chữ Mường, đồng thời cũng là nhiệm vụ thực hiện các nội dung cam kết sau khi Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cấp bằng bảo trợ cho Di sản văn hoá Mo Mường Hoà Bình, tiến tới lập hồ sơ di sản văn hoá Mo Mường Hoà Bình trình Tổ chức Khoa học, giáo dục và văn hóa của Liên hợp quốc UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp. Ban chỉ đạo Mo Mường Hòa Bình đã ban hành kế hoạch, chỉ đạo các sở, ngành chức năng của tỉnh hoàn thiện các công việc. Trong đó, trước yêu cầu cần một bộ chữ Mường thống nhất để ghi Mo Mường theo văn bản chính thức. Ban chỉ đạo giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì tham mưu và tổ chức thực hiện Kế hoạch xây dựng và ban hành bộ chữ Mường. Sở đã chọn đơn vị thực hiện có uy tín đó là Viện Ngôn ngữ học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam - cơ quan đầu ngành về ngôn ngữ của nước nhà thực hiện đề tài này. Nhờ cách làm việc chắc chắn, các bước thực hiện cụ thể nên đề tài đã về đích đúng hạn (từ tháng 1- 8/2016).
Đồng chí Bùi Thị Niềm, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho biết thêm: Ngày 22/9/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2295/QĐ-UBND về việc phê chuẩn Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình. Trong đó chú trọng các nội dung: Tuyên truyền sâu rộng dưới nhiều hình thức về Bộ chữ Mường; xây dựng bộ gõ chữ Mường phù hợp với đặc điểm của Bộ chữ dân tộc Mường đã được phê chuẩn; biên soạn sách học chữ Mường, tiếng Mường và biên soạn Từ điển Việt - Mường, Mường - Việt được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức dạy học tiếng Mường trong mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn; sử dụng chính thức Bộ chữ Mường trong các hoạt động văn hóa, tuyên truyền, giáo dục... Từ đó khẳng định Bộ chữ dân tộc Mường là chữ viết chính thức của dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trên địa bàn.
Linh trang
(HBĐT) - Sáng 9/11, xóm Noong Luông, xã Noong Luông, huyện Mai Châu đã tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân và kỷ niệm 86 năm ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2016). Đến dự ngày hội có đồng chí Hà Tất Đạt, UVBTV Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng BCHQS tỉnh; lãnh đạo MTTQ tỉnh, Huyện ủy Mai Châu, lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã Noong Luông cùng đông đảo nhân dân trong xóm.
(HBĐT) - Ngày 9/11, Sở GD&ĐT đã khai mạc hội thi tiếng hát “Vinh danh sự nghiệp trồng người”. Dự hội thi có 57 đơn vị, nhà trường với 67 tiết mục.
(HBĐT) - Ngày 9/11, tộc xóm Chù Bụa, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) đã tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc và kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2016). Dự ngày hội có đồng chí Hoàng Văn Tứ, UVTV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, huyện Tân Lạc, xã Mỹ Hòa và đông đảo nhân dân xóm Chù Bụa.
(HBĐT) - Ngày 8/11, xóm Quyết Thắng, xã Lạc Lương (huyện Yên Thủy) đã tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc và kỷ niệm 86 năm ngày truyền thống MTTQ Việt Nam. Đến dự và chia vui với bà con nhân dân có đồng chí Hoàng Minh Tuấn, UV BTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh; các ban, ngành, đoàn thể huyện Yên Thủy, xã Lạc Lương và đông đảo bà con nhân dân xóm Quyết Thắng.
(HBĐT) - Sáng 8/11, đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Phiên chợ vùng cao chủ trì hội nghị triển khai kế hoạch và phân công nhiệm vụ các thành viên BTC Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình năm 2016. Tham dự có thành viên BTC Phiên chợ; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh và các huyện, thành phố.
(HBĐT) - Thật có cơ duyên khi sau hàng chục năm, lần này trở lại thăm Côn Sơn-Kiếp Bạc(thị xã Chí Linh-Hải Dương) đúng dịp lễ hội mùa thu, một trong 2 mùa lễ hội lớn trong năm của di tích quốc gia đặc biệt này. Cảnh cũ, người xưa đã thay đổi quá nhiều. Những vạt cây sim, cây mua một thời trên đồi Côn Sơn, nay đã nhường chỗ cho bạt ngàn cây rừng xanh ngát nối dài lên tận đỉnh. Du khách nối du khách hành hương trong mùi hương trầm thoang thoảng, tinh khiết không gian. Lễ hội Côn Sơn-Kiếp Bạc mùa thu năm 2016 đã thu hút hàng vạn du khách đến thắp hương, chiêm bái, cầu mong điều tốt lành…