(HBĐT) - Tối 16/11, tại Cung văn hóa tỉnh sẽ diễn ra lễ khai mạc Lễ hội Chiêng Mường lần thứ II, năm 2016. Đây là một trong những hoạt động chào mừng lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh và 25 năm tái lập tỉnh Hòa Bình.

 

Chiêng Mường là một nhạc cụ linh khí truyền thống đặc sắc, gắn bó lâu đời trong đời sống người Mường. Chiêng được đánh trong các dịp lễ tết, ngày hội lớn. Chiêng được dùng cho các phường sắc bùa đi chúc phúc đến các gia đình vào đầu năm mới, một biểu hiện của tín ngưỡng và là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên.

Các nghệ nhân tham gia diễu hành chiêng Mường tại lễ hội chiêng Mường lần thứ I

Ngày 19/1/2016, đánh dấu sự lên ngôi của chiêng Mường Hòa Bình khi được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận là Di sản phi vật thể.

Tại lễ khai mạc sẽ có sự tham gia của 300 nghệ nhân tham gia liên hoan và trình tấu chiêng Mường. Trong khuôn khổ chương trình lễ hội Chiêng Mường lần thứ II gồm những nội dung: Liê  n hoan trình tấu chiêng Mường, trình diễn trang phục dân tộc; diễu hành đường phố chiêng Mường, trình diễn tấu chiêng  trong Lễ kỷ niệm với sự tham gia của 1.600 nghệ nhân chiêng của tỉnh Hòa Bình lập kỷ lục Guiness Việt Nam lần thứ II.

 

                                                                                      P.V

 

 

Các tin khác

Tọa đàm, giao lưu với các đại biểu khách mời tại đêm giao lưu.

Bảo tồn và phát huy giá trị Mo Mường

Nguyễn Văn Toàn, UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

(HBĐT) - Hòa Bình là vùng đất có cư dân bản địa chiếm hơn 63% dân số, là trung tâm đồng bào dân tộc Mường cả nước. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, dân tộc Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo và lưu giữ được nền văn hóa dân gian phong phú, đa dạng, trong đó, Mo Mường là một loại hình nổi bật, độc đáo có giá trị nhân văn sâu sắc. Các thế hệ người Mường đã bền bỉ lưu giữ, truyền miệng và phát huy giá trị của Mo Mường, tạo nên sức sống và sức lan tỏa sâu rộng của di sản văn hóa phi vật thể đặc biệt này.

Âm vang chiêng Mường hướng về ngày hội lớn

(HBĐT) - Qua hàng nghìn năm, người Mường đã lao động, học tập và sáng tạo cho mình, cho đất nước nền văn hóa Hòa Bình lâu đời, rực rỡ, đặc sắc và nổi tiếng. Trong nền văn hóa ấy - không gian văn hóa chiêng Mường với hàng vạn chiếc chiêng được trình tấu, trình diễn độc đáo. Trong những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy âm nhạc - không gian văn hóa chiêng Mường của tỉnh được coi trọng nhằm góp phần củng cố sự trường tồn của dân tộc. Trong Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2, năm 2016 - một lần nữa giá trị của chiêng Mường được tôn vinh trong ngày hội lớn của tỉnh nhà.

Xây dựng bộ chữ phục vụ cho việc bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc Mường

(HBĐT) - Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Thị Niềm, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, thành viên Ban chủ nhiệm xây dựng bộ chữ Mường cho biết: Ngôn ngữ có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người và nền văn hóa dân tộc thì chữ viết chính là công cụ của ngôn ngữ.

Tái hiện không gian văn hoá dân tộc Mông Hà Giang tại Hà Nội

Chương trình tái hiện không gian văn hóa đồng bào dân tộc Mông ngay giữa Thủ đô bằng các hoạt động đặc sắc như khèn Mông, sáo Mông, gậy sinh tiền...

Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc xóm Vôi, xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Ngày 11/11, Xóm Vôi, xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn đã tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2016. Dự ngày hội có đồng chí Hoàng Thanh Mịch, TVTU, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo Sở VH-TT&DL, huyện Lạc Sơn, xã Liên Vũ và đông đảo nhân dân xóm Vôi.

Hội thi tiếng hát “Vinh danh sự nghiệp trồng người” ngành GD&ĐT năm 2016

(HBĐT) - Trong 2 ngày 9 – 10/11, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội thi tiếng hát “Vinh danh sự nghiệp trồng người” ngành GD&ĐT năm 2016. Tham dự hội thi có 56 đơn vị với 67 tiết mục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục