(HBĐT) - Năm 2016 trở thành một năm đặc biệt đáng nhớ đối với ngành du lịch tỉnh Hòa Bình. Trong nhiều sự kiện mang ý nghĩa văn hóa - xã hội to lớn được tổ chức năm nay, có hai dấu ấn quan trọng hứa hẹn trở thành hai “thỏi nam châm” thu hút mạnh mẽ sự chú ý của du khách muôn phương. Hơn bao giờ hết, khát khao vươn tầm thương hiệu lại được đặt vào hai cái tên nổi bật nhất của du lịch Hòa Bình hiện nay: Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình và điểm du lịch quốc gia Mai Châu.
Trong không khí long trọng và hoành tráng của Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất, hàng vạn người dân tham gia sự kiện cảm thấy nức lòng khi đón nhận thông tin hồ Hòa Bình được đầu tư phát triển thành một khu du lịch mang tầm quốc gia. Nghĩa là nơi đây sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm và chính thức có được vị trí quan trọng hơn trong bản đồ du lịch Việt
Bản Lác, xã Chiềng Châu trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước.
Được biết, khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình được quy hoạch diện tích vùng lõi khoảng 1.200 ha (không bao gồm diện tích mặt nước) để tập trung phát triển du lịch. Với loại hình du lịch văn hóa – tâm linh – sinh thái, các sản phẩm du lịch chính được ưu tiên phát triển gồm: thăm quan hệ sinh thái hồ; nghỉ dưỡng sinh thái trên hồ và đảo; du thuyền ngắm cảnh quan trên hồ; du lịch tín ngưỡng – tâm linh gắn với lễ hội đền Bờ; thăm quan tìm hiểu lịch sử - văn hóa bản địa; trải nghiệm lối sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại các bản trong khu vực; thăm quan công trình thủy điện Hòa Bình… Ngoài ra, còn có các sản phẩm du lịch bổ trợ như thăm quan, trải nghiệm sinh thái và giáo dục môi trường, trải nghiệm thể thao - vui chơi giải trí nước, du lịch sinh thái nông nghiệp – nông thôn gắn với mua sắm tại các chợ truyền thống… Đây vốn là những đặc điểm đã tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách mỗi khi đến thăm quan hồ Hòa Bình. Nhưng thay vì nằm yên chờ được đánh thức như bấy lâu nay vẫn thế, khi thực hiện quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tiềm năng của nơi đây sẽ được khai thác để trở thành các sản phẩm du lịch đặc thù, có sức hút mạnh mẽ làm nên một thương hiệu du lịch mang tầm quốc gia. Kỳ vọng đặt ra đến năm 2030, khu du lịch hồ Hòa Bình sẽ trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh, là 1 trong 12 khu du lịch quốc gia trọng tâm của vùng trung du miền núi phía Bắc với sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa Mường gắn với hệ sinh thái lòng hồ. Chắc chắn, hồ Hòa Bình sẽ trở thành một “thỏi nam châm” đầy sức hút đối với du khách muôn phương và trong tương lai không xa, nhất định sẽ góp phần quan trọng đưa Hòa Bình trở thành trung tâm du lịch có những giá trị đặc sắc không thể trộn lẫn.
Cùng với biết bao kỳ vọng dành cho khu du lịch hồ Hòa Bình, cái tên Mai Châu cũng đang được nhắc đến với nhiều hứa hẹn mới mẻ và tốt đẹp. Những năm tới đây, Mai Châu sẽ được chú trọng đầu tư để phát triển thành một điểm du lịch quốc gia và đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong phát triển du lịch chung của tỉnh. Đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Mới đây, việc công bố Quy hoạch phát triển điểm du lịch quốc gia Mai Châu đến năm 2030 đã mở ra nhiều cơ hội cho du lịch Mai Châu. Đây là cơ sở pháp lý để quản lý, tạo điều kiện và kêu gọi các nhà đầu tư đến nghiên cứu, tìm hiểu và hợp tác đầu tư phát triển du lịch tại Mai Châu. Theo quy hoạch, điểm du lịch Mai Châu sẽ có diện tích hơn 700 ha với 16 dự án kêu gọi đầu tư các khu du lịch, 12 dự án hỗ trợ phát triển du lịch. Dự kiến đến năm 2020, huyện Mai đón khoảng 530.000 lượt khách, đến năm 2030 đón khoảng 1,2 triệu lượt khách, tốc độ tăng trưởng khách du lịch giai đoạn 2020 – 2030 đạt khoảng 8%/năm. Để Mai Châu tiếp tục phát huy được thế mạnh và trở thành điểm đến yêu thích của đông đảo du khách, trong thời gian tới, Sở VH-TT&DL phối hợp với Trung tâm COHED (Tổ chức phi lợi nhuận trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam) sẽ đẩy mạnh xúc tiến du lịch Mai Châu tại Hà Nội, đồng thời phát triển các ý tưởng sáng tạo về các sản phẩm du lịch mới như: tạo con đường hoa, cánh đồng hoa, cơ sở dạy nghề du lịch miễn phí cho thanh niên dân tộc tại địa phương, làm sách ảnh giới thiệu về Mai Châu với các điểm đến nổi bật, giới thiệu các đặc sản văn hoá và ẩm thực của địa phương… Đó là những giải pháp đồng bộ nhằm hiện thực hóa quyết tâm phát triển du lịch Mai Châu, qua đó tạo sự bứt phá mạnh mẽ trong phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình.
Theo đánh giá của Sở VH-TT&DL, trong vài năm trở lại đây, ngành du lịch Hoà Bình luôn giữ được mức tăng trưởng khá ổn định. Sản phẩm du lịch phong phú hơn, chất lượng dịch vụ được đầu tư nâng cấp. Một số khu, tuyến, điểm du lịch mới đi vào hoạt động đã tạo thêm dấu ấn cho du lịch Hòa Bình… Riêng năm nay, Hòa Bình đón khoảng 2 triệu lượt khách đến thăm quan du lịch, thu nhập đạt khoảng 1.000 tỷ đồng. Cùng với những diễn biến tích cực cho thấy du lịch Hòa Bình đang ngày càng trở nên hấp dẫn. Năm 2016 được nhìn nhận là một năm đặc biệt đáng nhớ đối với ngành du lịch khi lần lượt công bố hai quy hoạch lớn: quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình và quy hoạch phát triển điểm du lịch quốc gia Mai Châu. Đây là hai thương hiệu nổi bật của du lịch Hòa Bình đang đứng trước nhiều cơ hội để vươn tầm cả nước. Và chắc chắn với những gì đã đạt được hôm nay, khát khao vươn tầm thương hiệu sẽ sớm trở thành hiện thực.
Thu Trang
(HBĐT) - Xóm Vành, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) có 67 hộ dân, 302 nhân khẩu, 2 dân tộc cùng sinh sống gồm: dân tộc Mường chiếm 98,5% và dân tộc Kinh chiếm 1,5%. Là xóm thuần nông, phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi, nhân dân trong xóm đoàn kết, tương trợ nhau phát triển kinh tế.
Sáng 28-12, Tổng cục Thống kê cho biết, khách quốc tế đến nước ta trong năm 2016 ước tính đạt 10,01 triệu lượt người, tăng 26% so với năm trước (tăng hơn hai triệu lượt khách). Đây là lần đầu tiên Việt Nam đón hơn 10 triệu lượt khách quốc tế, gấp hai lần lượng khách đến nước ta năm 2010.
(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm bản Mường Giang Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong) vào chiều đông nắng nhẹ nhàng. Bản chỉ cách trung tâm thành phố Hòa Bình chừng 15 km, nằm lọt giữa thiên nhiên bao la của đồi núi, khép mình trong những thửa ruộng bậc thang. Những nếp nhà sàn đơn sơ nguyên bản của đồng bào dân tộc ẩn hiện trong màu xanh của cây trái. Đâu đó quanh đây thoang thoảng mùi khói chiều nhẹ bay, nghe sao mà ấm áp trong lòng. Bản Mường Giang Mỗ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thiên nhiên, muốn được đắm mình vào cuộc sống êm đềm, bình lặng, nhà nông chân chất của những người dân Mường nơi đây.
(HBĐT) - Xúc cảm trước câu chuyện cổ “Khảm Khắc - A Nàng” của xứ Mường Vang, trên cửa voóng ngôi nhà sàn ngay cạnh chân dốc A Nàng (xã Mỹ Thành, huyện Lạc Sơn), nhạc sỹ Huy Tâm đã có những giây phút “xuất thần” để viết lên ca khúc “Lời thương” chỉ trong một buổi chiều. Đây là một trong những ca khúc “để đời” góp phần làm nên tên tuổi nhạc sỹ Huy Tâm. “Lời thương” đã từng đoạt giải A của Hội Nhạc sỹ Việt Nam năm 2006, huy chương bạc tại Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 2009 và nhiều giải thưởng tại các liên hoan, hội diễn nghệ thuật khác.
(HBĐT) - Không giống như Vườn Quốc gia (VQG) Ba Vì (Ba Vì - Hà Nội); VQG Cúc Phương (Ninh Bình), VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc), VQG Hoàng Liên Sơn (Lào Cai) là những nơi tôi đã từng có dịp trải nghiệm, khám phá, VQG Xuân Sơn (Tân Sơn - Phú Thọ) lại là một mảng màu khác. Nó giống như một bức tranh sơn thủy với nét chấm phá là sắc màu văn hóa của các dân tộc bản địa.
(HBĐT) - Chỉ còn vài ngày nữa thôi là đến Giáng sinh 2016, mừng năm mới 2017. Có thể nói Giáng sinh giờ đây không chỉ còn là ngày lễ của người theo đạo công giáo mà là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng tặng quà cho người mình yêu thương, trao nhau những lời chúc tốt lành.