(HBĐT) - Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc, nhưng được người Việt chuyển hóa sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

 

Ông Táo quanh năm ở trong bếp,  biết hết tất cả mọi chuyện tốt xấu của mọi người nên để cho vua bếp phù hộ cho gia đình sang năm mới gặp được nhiều điều may mắn, người Việt đã làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Ngọc hoàng.

 

Lễ vật cúng ông Táo gồm: Mũ  ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Chiếc mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn; mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Cùng với đó ba bộ mũ áo, hia hài Táo quân cùng tiền vàng. Không thể thiếu là hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi. 

 

Những đồ vàng mã như mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta sẽ lập bài vị mới cho Táo Công.

 

Ngoài ra, người Việt Nam còn cúng cá chép để các ông, bà Táo có phương tiện về chầu trời.

 

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm mâm cỗ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo quân.

 

Lễ cúng tiễn đưa ông Táo chầu trời được cúng vào tối ngày 22 tháng chạp âm lịch hàng năm, vì đầu ngày 23 tháng chạp ông Táo đã chầu trời, nếu để sang ngày 23 tháng chạp mới cáo lễ tiễn đưa ông Táo về Trời, e rằng ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ. Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu trời.

 

Về việc có nên cúng ông Táo ở chỗ bếp, theo một chuyên gia phong thủy, thực tế là đúng ông Công là thần cai quản đất đai trong nhà còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc nhưng tất cả các vị này đều phải được thờ phụng ở trên bàn thờ chính của gia đình. Không có ai đi đặt bát hương hay bàn thờ ở dưới bếp để thờ cúng các vị thần linh như ông Táo cả. Nói cúng ông Táo ở dưới bếp mới đúng như vậy là không hiểu văn hóa, tín ngưỡng, quan niệm dân gian từ nhiều đời nay của dân tộc Việt Nam.

 

Theo chuyên gia này, trên bàn thờ các gia đình luôn có 3 bát hương và bát hương chính giữa bao giờ cũng đều dành để thờ các vị thờ Thổ công, Long mạch, Táo quân, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn. Cùng với đó, hai bát hai bên mới là thờ các vị trong gia tiên, tiền tổ.

 

 

                                                                  Trích theo Báo Tin tức

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

“Sắc màu Tây Bắc” cùng chào đón Năm Du lịch quốc gia 2017

(HBĐT) - Chào xuân 2017, Hòa Bình cũng như các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc đang rộn ràng khởi động cho một năm mới tràn ngập sắc màu, âm thanh và cảm xúc thăng hoa. Chắc chắn năm nay sẽ là một năm đặc biệt đối với miền Tây Bắc - cái tên nhất định sẽ có sức hút rất lớn đối với du khách muôn phương. Bởi lẽ, chủ đề của Năm Du lịch quốc gia 2017 đã được lựa chọn là: Sắc màu Tây Bắc.

Phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Đinh Dậu 2017

(HBĐT) - Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND tỉnh về phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Đinh Dậu năm 2017.

Kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội Ban quản lý Cảng Thung Nai và Đền Bờ

(HBĐT) - Ngày 19/1, đoàn công tác của Sở VH,TT&DL tỉnh do đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH,TT&DL tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức lễ hội tại Ban quản lý cảng Thung Nai và các chủ nhang đền, động khu vực đền Bờ.

Bàn giao trang thiết bị trị giá hơn 80 triệu đồng cho Trung tâm VHTT huyện Cao Phong

(HBĐT) - Ngày 18/1, tại UBND huyện Cao Phong, Sở VH-TT&DL tỉnh đã bàn giao bộ trang thiết bị trị giá hơn 80 triệu đồng cho Trung tâm VHTT huyện Cao Phong.

Huyện Mai Châu đón trên 30 vạn lượt khách đến tham quan

(HBĐT) - Năm 2016, huyện Mai Châu đã tổ chức Lễ công bố Quy hoạch phát triển điểm du lịch quốc gia Mai Châu đến năm 2030 và các sự kiện quảng bá cho điểm du lịch quốc gia. Tăng cường thu hút các nhà đầu tư lớn và chuyên nghiệp về du lịch, phát huy các nguồn lực trong xã hội để đa dạng các loại hình sản phẩm du lịch, dịch vụ phục vụ du khách như: lưu trú, vận chuyển, ăn uống, mua sắm.

Cần khai thác, sử dụng hiệu quả Quảng trường Hòa Bình

(HBĐT) - Quảng trường Hòa Bình tọa lạc trên địa bàn xã Sủ Ngòi (thành phố Hòa Bình) được xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 200 tỷ đồng, đã hoàn thành, bàn giao sơ bộ vào cuối tháng 10/2016. Đây được xác định là công trình kiến trúc, văn hóa trọng điểm của tỉnh. Nơi đã diễn ra Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh hoành tráng, đầy màu sắc vào ngày 19/11 vừa qua. Tuy nhiên, gần 2 tháng từ sau khi diễn ra Lễ kỷ niệm, công tác quản lý, khai thác, sử dụng Quảng trường Hòa Bình đã phát sinh nhiều bất cập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục