(HBĐT) - Dẫn chúng tôi lên ngôi nhà sàn của anh Đinh Văn Dục, xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh (Cao Phong), ông Nguyễn Duy Nghĩa, một cao niên người dân tộc Mường ở xóm giới thiệu: Đây là một trong những ngôi nhà sàn trong xóm lưu giữ gần như nguyên bản hình dáng nhà sàn cổ, những cột cái của ngôi nhà có tuổi đời đến trên 100 năm. Chuyện trò quanh ấm trà bên bếp lửa, chúng tôi được nghe ông Nghĩa kể lại: Theo lời các cụ thì ngay từ khi lập làng, người Mường đã làm nhà sàn để ở.
Độc đáo cách dựng nhà sàn...
Dẫn chúng tôi lên ngôi nhà sàn của anh Đinh Văn Dục, xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh (Cao Phong), ông Nguyễn Duy Nghĩa, một cao niên người dân tộc Mường ở xóm giới thiệu: Đây là một trong những ngôi nhà sàn trong xóm lưu giữ gần như nguyên bản hình dáng nhà sàn cổ, những cột cái của ngôi nhà có tuổi đời đến trên 100 năm. Chuyện trò quanh ấm trà bên bếp lửa, chúng tôi được nghe ông Nghĩa kể lại: Theo lời các cụ thì ngay từ khi lập làng, người Mường đã làm nhà sàn để ở.
Bản Mường xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh (Cao Phong) với những nếp nhà sàn thấp thoáng ẩn hiện dưới chân núi - điểm thăm quan, du lịch tìm về giá trị văn hoá truyền thống cộng đồng Mường.
Còn cách thức dựng nhà sàn có tích rằng, xưa kia, ở xứ Mường cổ, hình thái tổ chức xã hội đặc thù là chế độ lang đạo, các dòng họ lang đạo như: Đinh, Quách, Bạch, Hà… chia nhau cai quản các vùng. Một hôm lang Đá Cần, vị lang đầu tiên cai quản đất Mường đi bẫy và bắt được một con rùa. Con rùa van nài Lang đừng giết thịt, bù lại rùa mách cho cách làm nhà sàn. Rùa dạy: “Bốn chân tôi là bốn cột cái/ Hai mai tôi là hai mái nhà/ Xương sống tôi là đòn nóc/ Chặt cây lim làm cột/ Lạt buộc bằng cây giang/ Cỏ gianh dùng để lợp”. Từ đó, nhà sàn của người Mường ra đời. Trước đây các cột cái nhà sàn được chôn sâu dưới đất, sàn nhà làm cao, cách mặt đất từ 2,5-3 m, ngày nay, có nhà có thể không chôn cột mà nâng cột lên mặt đất kê lên những phiến đá để chống mối mọt, sàn nhà cũng không làm cao như trước. Dù vậy thì các nguyên tắc cơ bản về kiến trúc ngôi nhà cũng không thay đổi là mấy.
Từ nếp nhà sàn truyền thống…
Nhà sàn của người Mường thường có cấu trúc một gian hai chái, được chia làm 3 phần. Mặt trên cùng là gác để đựng lương thực, đồ dùng gia đình. Sàn nhà là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi, còn gầm sàn nhà là nơi để các dụng cụ sản xuất, nhốt gia súc, gia cầm. Mái nhà truyền thống có 4 mái, 2 mái trước và sau có hình thang cân, 2 mái đầu hồi có hình tam giác cân. Mái nhà thường được lợp bằng cỏ gianh, lá cọ, sàn nhà thường được lát bằng cây bương hoặc gỗ. Nhà dựng theo phương dựa lưng vào thế đất cao như sườn đồi, sườn núi, hướng cửa phải quy tụ được những tinh khí của trời đất và vạn vật xung quanh để tạo ra những điều may mắn và sức khoẻ cho người sống trong nhà.
Nhà sàn Mường có 2 cầu thang, cầu thang chính được đặt ở đầu hồi bên phải, cầu thang phụ ở đầu hồi bên trái. Cầu thang chính dành cho khách đến chơi và đàn ông trong nhà, dưới chân cầu thang đặt chiếc chạn đựng nước bằng ống bương để rửa chân tay trước khi bước lên nhà. Cầu thang phụ dành cho phụ nữ trong gia đình, gia chủ làm bếp, chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc sau khi đi làm nương về lên nhà. Các bậc cầu thang phải là số lẻ bởi quan niệm dân gian Mường quan niệm số lẻ là số may mắn.
Nhà sàn được làm theo thông thuỷ, giữa các gian thường không có vách ngăn một cách chắc chắn, chỉ có sự phân biệt mang tính chất tượng trưng. Không gian nhà được chia theo cả chiều dọc và chiều ngang. Từ cầu thang chính bước vào phần giữa sàn nhà, phía ngoài là để tiếp khách, phía trong là nơi sinh hoạt của cả gia đình. Trong nhà, theo chiều dọc, phía trên có các cửa sổ (cửa voóng), chỗ ngồi gần cửa voóng thường dành cho người cao tuổi còn phía dưới dành cho lớp trẻ, khi ngồi không được quay lưng vào cửa voóng. Theo chiều ngang, phía ngoài dành cho nam giới, phía trong dành cho nữ giới.
Một phần không thể thiếu và quan trọng nhất trong ngôi nhà sàn Mường chính là bếp. Bếp được coi là linh hồn của ngôi nhà sàn Mường, đây không chỉ là nơi chuẩn bị các thức ăn mà còn là nơi diễn ra các hoạt động chính trong gia đình và cộng đồng. Bếp chính được đặt bên trong và gian dưới nhà sàn, nơi có cửa sổ và gần vại nước. ở gian khách cũng có một bếp phụ, chỉ dùng để sưởi, hong khô các vật dụng và đun nước pha trà. Trên bếp chính ở gian trong, gia chủ làm một cái giá treo cao và vững chắc để sấy khô lương thực, thực phẩm như ngô, lúa, thịt trâu, thịt bò. Bếp luôn được người Mường coi trọng và giữ ngăn nắp, sạch sẽ. Khách đến nhà chơi cũng được gia chủ thân tình tiếp chuyện, mời cơm bên bếp lửa. Nhà sàn không chỉ là nơi các hoạt động cuộc sống hàng ngày diễn ra mà còn là nơi sinh hoạt văn hòa tín ngưỡng của cộng đồng Mường. Trong nếp nhà sàn, mọi người cùng quây quần bên nhau múa hát, tấu chiêng, tình cảm gia đình, chòm xóm thêm đoàn kết, gắn bó.
… Đến nét văn hoá truyền thống trong cuộc sống hiện đại
Bản Mường ở xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh (Cao Phong) là 1 trong số ít xóm, bản của tỉnh còn giữ được đầy đủ nét truyền thống. Dưới chân núi, thấp thoáng trong màu xanh của thiên nhiên, cây rừng là những mái nhà sàn ẩn hiện. Khu làng Mường cổ với những nếp nhà sàn đơn sơ, mộc mạc, nhịp sống yên bình đã trở thành điểm du lịch, thăm quan thu hút nhiều khách du lịch trong nước, quốc tế. Anh Đinh Văn Dần, Trưởng xóm cho biết: Khu làng Mường cổ hiện có hơn 40 nóc nhà. Để phù hợp và tiện lợi hơn trong cuộc sống hiện đại, nhiều gia đình đã sửa sang lại như làm thêm gian bếp, xây công trình phụ bên dưới nhưng khối nhà chính vẫn lưu giữ gần như nguyên bản. Nghề chính của bà con là làm nông nghiệp nhưng khi có khách du lịch thì mỗi người đều có thể là hướng dẫn viên giới thiệu cho du khách về cuộc sống, sinh hoạt, những nét đặc trưng của nhà sàn. Mọi người đều có ý thức gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc.
Thu Hà
(HBĐT) - Năm 2017, huyện Lạc Thủy có 8 lễ hội được tổ chức, trong đó có 2 lễ hội cấp huyện là lễ hội chùa Tiên, lễ hội Nhà máy In tiền và 6 lễ hội cấp xã. Những năm qua, công tác quản lý tổ chức lễ hội mặc dù đã được đẩy mạnh và đã có nhiều chuyển biến tích cực, các lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, công tác quản lý, khai thác các điểm di tích lịch sử văn hoá, di tích thắng cảnh còn lộn xộn chưa đúng với chức năng và yêu cầu, nhiệm vụ của ngành và địa phương; tại các lễ hội vẫn còn các hiện tượng chèo kéo khách, trộm cắp ăn xin, cờ bạc… xảy ra trên địa bàn.
(HBĐT) - Đầu năm mới, cũng là mùa của lễ hội, do đó ngày từ cuối năm 2016, công tác tổ chức, quản lý lễ hội năm 2017 đã được xây dựng kế hoạch, triển khai nội dung cụ thể và tuyên truyền sâu rộng để có những lễ hội an vui, lành mạnh, giàu bản sắc, phù hợp với thuần phong mỹ tục và các giá trị văn hóa của dân tộc.
(HBĐT) - Chào xuân 2017, Hòa Bình cũng như các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc đang rộn ràng khởi động cho một năm mới tràn ngập sắc màu, âm thanh và cảm xúc thăng hoa. Chắc chắn năm nay sẽ là một năm đặc biệt đối với miền Tây Bắc - cái tên nhất định sẽ có sức hút rất lớn đối với du khách muôn phương. Bởi lẽ, chủ đề của Năm Du lịch quốc gia 2017 đã được lựa chọn là: Sắc màu Tây Bắc.
(HBĐT) - Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND tỉnh về phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Đinh Dậu năm 2017.
(HBĐT) - Ngày 19/1, đoàn công tác của Sở VH,TT&DL tỉnh do đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH,TT&DL tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức lễ hội tại Ban quản lý cảng Thung Nai và các chủ nhang đền, động khu vực đền Bờ.
(HBĐT) - Ngày 18/1, tại UBND huyện Cao Phong, Sở VH-TT&DL tỉnh đã bàn giao bộ trang thiết bị trị giá hơn 80 triệu đồng cho Trung tâm VHTT huyện Cao Phong.