(HBĐT) - Ngày 14/2, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức họp hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ đối với nhiệm vụ “Xây dựng bộ gõ, biên soạn tài liệu dạy – học chữ Mường tại tỉnh Hòa Bình” do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề xuất. Dự cuộc họp có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, UV BTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Ngày 8/9/2016, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 2295/QĐ-UBND về việc phê chuẩn Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình; tiếp đó ngày 27/10/2016, UBND tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch số 118/KH-UBND về việc Triển khai ứng dụng Bộ chữ dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình; theo đó Ban Tuyên giáo T.U được giao chủ trì triển khai các nhiệm vụ xây dựng bộ gõ chữ Mường, biên soạn sách học tiếng Mường, biên soạn từ điển song ngữ đối chiếu Việt – Mường, Mường – Việt.
Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, UV BTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trình bày đề xuất các nội dung chính của nhiệm vụ KHCN “Xây dựng bộ gõ, biên soạn tài liệu dạy và học chữ Mường tại tỉnh Hòa Bình”.
Đề tài “Xây dựng bộ gõ, biên soạn tài liệu dạy – học chữ Mường tại tỉnh Hòa Bình” do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thực hiện với mục tiêu xây dựng bộ gõ, biên soạn tài liệu dạy và học chữ Mường; góp phần bảo tồn và phát huy ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình. Tài liệu dạy – học chữ Mường gồm có các sản phẩm: tài liệu học chữ Mường cho người biết tiếng Mường; tài liệu đọc hiểu tiếng Mường cho người biết tiếng Mường; tài liệu Hướng dẫn dạy chữ Mường.
Dự kiến, đề tài sẽ phục vụ đông đảo bà con dân tộc Mường, các dân tộc anh em trong tỉnh Hòa Bình; biên soạn tin tức, tài liệu; xây dựng chuyên trang, chuyên mục; dạy chữ Mường, tiếng Mường trên kênh phát thanh truyền hình. Đồng thời sử dụng cho các nhà nghiên cứu để biên soạn sách, tài liệu bằng chữ Mường; ứng dụng bộ gõ và tài liệu để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến nghiên cứu, văn bản hóa các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Mường theo bộ chữ đã được phê chuẩn.
Tại buổi họp, các thành viên Hội đồng tư vấn đã phản biện, đóng góp ý kiến để hoàn thiện nhiệm vụ khoa học của đề tài.
Dương Liễu
(HBĐT) - Một chiều cuối năm Bính Thân 2016, cùng cán bộ văn hoá xã Sủ Ngòi (thành phố Hoà Bình), chúng tôi ra thăm đình Ngòi. Đi trên đê Quỳnh Lâm nhìn xuống làng Ngòi xưa từ xa xa đã thấy mái đình thấp thoáng. Tọa lạc trên một khu đất rộng, bằng phẳng, tường xây bao quanh, đình làng Ngòi được phục dựng lại uy nghiêm, bề thế.
Đêm 10, rạng sáng 11-2 (tức ngày 14, rạng sáng 15, tháng Giêng năm Đinh Dậu 2017), Lễ khai Ấn Đền Trần đã được tổ chức trang trọng tại Khu di tích Đền Trần, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tới dự lễ khai ấn.
(HBĐT) - Tối 9/2, Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh phối hợp với trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã tổ chức Ngày thơ Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tới dự và đánh trống khai hội.
(HBĐT) - Theo phong tục truyền thống, lễ tang của người Mông ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) cũng giống như người Mông ở nhiều nơi khác với nhiều nghi lễ khác nhau. Tuy nhiên cho đến nay, tục mai táng của người Mông ở Hang Kia, Pà Cò vẫn còn lưu giữ những hủ tục lạc hậu...
(HBĐT) - Ngày 8/2 (tức 12 tháng giêng năm Đinh Dậu), thôn Quèn Thị, xã Cao Dương (Lương Sơn) đã tổ chức Lễ hội đình làng Quèn Thị. Khoảng năm 1.700 nhân dân làng Quèn Thị đã xây dựng đình làng để thờ các vị thần Tản Viên Sơn, Cun Trưởng Thung, thành hoàng làng. Đình làng cũng là nơi nhân dân họp bàn các việc làng.
Cả một tháng Giêng âm lịch (tháng 2 dương lịch) chỉ có “ăn chơi”, với mắt nhìn của các nhà kinh tế thì đó là một sự hoang phí vô cùng.